Đặc sản và đặc ân

Mới đây, các chị em giới trung lưu khá giả lại “khuấy sóng” thị trường với loại quả đến từ trời Âu có cái tên rất mỹ miều- nho chuỗi ngọc- và sẵn sàng bỏ ra 2 triệu đồng để thưởng thức 1 kg.
Trên các diễn đàn mạng, không ít người sau khi thưởng thức nho chuỗi ngọc đã hết lời khen ngợi: Đặc sản!
Trong khi đó, ở nước ta có biết bao nhiều loại trái cây cũng được xem là đặc sản, nào vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên, đến bưởi Diễn, cam Canh, dừa xiêm miệt vườn Bến Tre...
Nhưng khó có từ nào tả xiết nỗi buồn, vào những ngày chính vụ, vải thiều chỉ 3.000 đồng/kg nhà vườn còn khó bán; bưởi Diễn có năm vứt lăn lóc đến rồi đổ đi; dừa xiêm Bến Tre mấy bữa nay giá chỉ còn 2.000 đồng/quả…
Lần tìm vài con số giá bán của một số loại nông sản khác mà... giật mình. Ví như bán 1 kg cà phê nhân chỉ thu khoảng 2 USD, tương đương giá trung bình 1 ly cà phê ở các nước nhập khẩu, trong khi 1kg cà phê nhân có thể pha được 50 ly...
Yếu kém trong ngành nông nghiệp đã được chỉ ra. TS. Võ Hùng Dũng- Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ- từng phát biểu
: Vị thế của ngành trồng trọt tỏ ra rất mạnh với nhiều nhóm sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch lên đến hàng tỷ USD, nhưng Việt Nam đã nhập khẩu ngày càng nhiều hơn trái cây, rau quả...
Ở tầm vĩ mô, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, làm đầu tàu thúc đẩy các chuỗi giá trị đối với các loại nông sản chủ lực để có hiệu quả cao hơn là giải pháp mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẳng định.
Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp cũng đã được Chính phủ phê duyệt, mà cốt lõi là đưa sản xuất, xuất khẩu nông sản từ thô sang tinh để tạo thêm nhiều giá trị gia tăng.
Còn nhiều, rất nhiều những giải pháp khác nữa.
Nhưng, dưới góc độ tiêu dùng, để góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp cũng rất cần người tiêu dùng Việt tích cực ủng hộ nông sản Việt, nhất là những đặc sản, bằng những hành động cụ thể, thiết thực, thậm chí có thể coi đó là những “đặc ân”.
Đương nhiên, về phía mình, đặc sản Việt cũng phải đẹp về hình thức, nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng chính là những “đặc ân” mang đến và chinh phục người tiêu dùng Việt.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.

Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.

Để phát huy tốt tiềm năng đất đai - lao động, Tiền Giang đã định hình được vùng sản xuất theo mô hình tôm + lúa trên đất nhiễm mặn Phú Tân (huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang) nằm ven cửa Tiểu của hệ sông Tiền, qui mô 560 ha. Đây là mô hình mới, phù hợp với đặc thù vùng đất thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn mỗi năm từ 6 tháng đến 8 tháng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Trước thông tin cơn bão số 2 (bão Rammasun) sắp đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ và đất liền kéo theo mưa to đến rất to, nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ đề phòng sau bão giá cả lại tăng vọt.

Nếu như năm 2010, giá trị thu được trên 1 ha mặt nước là 80 triệu đồng, thì năm 2013 giá trị tăng lên 126 triệu đồng/ha, trong đó cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi trồng và khẳng định hiệu quả kinh tế cao với khoảng 200 triệu đồng/ha nếu thực hiện nuôi thâm canh 2 vụ trong năm.