Đặc Sản Đón Tết

Dịp Tết năm nay, ngoài sản phẩm dưa hấu hồ lô và bưởi hồ lô có in chữ “Tài - Lộc”, ông Võ Trung Thành - Chủ nhiệm CLB Khuyến nông Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang - còn chế tạo 2 cái khuôn có hình đồng tiền cùng thỏi vàng ốp lên phần bụng trái bưởi và trái dưa hấu hồ lô.
Theo ông Thành, thông qua 2 sản phẩm mới này, ông và các thành viên trong CLB muốn gửi đến bà con thông điệp về sự may mắn, phát tài, trường thọ trong dịp năm mới.
Năm nay, do thời tiết bất lợi nên 2 loại dưa hấu, bưởi hồ lô mẫu cũ và mẫu mới của CLB Khuyến nông Phú Trí A chỉ cho ra đời khoảng 5.000 trái, bằng 1/4 sản lượng năm trước. Do vậy, dự kiến giá bưởi và dưa hấu hồ lô mẫu cũ sẽ tăng 25% (từ 750.000 đồng/cặp lên 1 triệu đồng/cặp) so với dịp Tết năm trước. Riêng bưởi và dưa hấu mẫu mới sẽ có giá cao gấp 2 lần so với mẫu cũ.
Không đắt giá như bưởi hồ lô nhưng dịp Tết năm nào cũng vậy, dừa sáp Cầu Kè (Trà Vinh) liên tục hút hàng, tăng giá. Do nhu cầu tăng đột biến nhưng nguồn cung loại đặc sản có một không hai này chỉ có một vài xã ở huyện Cầu Kè trồng được nên dự kiến giá bán sẽ dao động từ 200.000-250.000 đồng/trái (loại 1). Anh Nguyễn Minh Nhựt, một thương lái chuyên cung cấp dừa sáp Cầu Kè, nhận định: “Gần đây, người miền Bắc rất ưa chuộng dừa sáp nên những lúc bình thường thì loại đặc sản này cũng “cháy” hàng chứ không cần phải lễ, Tết. Do đó, ngay từ bây giờ, các thương lái đã đua nhau đặt hàng nhà vườn để đáp ứng một phần nguồn cung của thị trường”.
Gần đây, lạp xưởng bò do người Chăm tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang sản xuất trở thành đặc sản không thể bỏ qua trong dịp Tết. Nguyên liệu dùng để sản xuất loại lạp xưởng này gồm sụn, bắp, mỡ, đùi bò… trộn với gia vị và rượu do người Chăm sản xuất nên rất thơm ngon, hương vị mới lạ. “Những ngày thường, lạp xưởng bò được bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vào cận Tết, giá có thể tăng lên gần gấp đôi” - bà Bảy Phấn, một người chuyên làm lạp xưởng bò ở thị xã Tân Châu, cho biết.
Ngoài ra, vào dịp Tết này, dưa hấu hình vuông, hình xe hơi, hình thỏi vàng và mít ruột đỏ cũng được tung ra thị trường với giá dự kiến sẽ tăng hơn so với cùng thời điểm năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Người trồng mía ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa trải qua một vụ mía khó khăn do giá đường xuống thấp, nắng hạn kéo dài. Trong vụ mía 2015 - 2016, nông dân trồng mía hy vọng Công ty Cổ phần (CP) Đường Ninh Hòa có nhiều chính sách nhằm giảm khó khăn trong sản xuất, tăng năng suất và chất lượng mía.

Sa nhân là cây dược liệu quý đã gắn bó lâu đời với người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La). Với nhiều ưu điểm như: dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, giá bán cao nên cây sa nhân đã và đang là cây trồng đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho nhiều gia đình ở Tân Lập.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục, diện tích mía ở ĐBSCL đang dần bị phá bỏ và thay thế bằng các cây trồng khác.

Diện tích hồ tiêu tăng nhanh chóng đã phá vỡ quy hoạch nông nghiệp khu vực Tây Nguyên. Trong khi đó, dịch bệnh bùng phát làm tiêu chết hàng loạt sẽ dập tắt giấc mộng đổi đời từ cây tiêu của người dân Tây Nguyên. Đây là những nguy cơ sẽ làm cây hồ tiêu Tây Nguyên phát triển thiếu bền vững.

Cạnh tranh vốn dĩ là quy luật của thị trường. Thế nên thanh long Bình Thuận muốn tiếp tục khẳng định vị thế thì ngay từ bây giờ phải định hướng khâu sản xuất và tiêu thụ hiệu quả…