Đặc Sản Đón Tết

Dịp Tết năm nay, ngoài sản phẩm dưa hấu hồ lô và bưởi hồ lô có in chữ “Tài - Lộc”, ông Võ Trung Thành - Chủ nhiệm CLB Khuyến nông Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang - còn chế tạo 2 cái khuôn có hình đồng tiền cùng thỏi vàng ốp lên phần bụng trái bưởi và trái dưa hấu hồ lô.
Theo ông Thành, thông qua 2 sản phẩm mới này, ông và các thành viên trong CLB muốn gửi đến bà con thông điệp về sự may mắn, phát tài, trường thọ trong dịp năm mới.
Năm nay, do thời tiết bất lợi nên 2 loại dưa hấu, bưởi hồ lô mẫu cũ và mẫu mới của CLB Khuyến nông Phú Trí A chỉ cho ra đời khoảng 5.000 trái, bằng 1/4 sản lượng năm trước. Do vậy, dự kiến giá bưởi và dưa hấu hồ lô mẫu cũ sẽ tăng 25% (từ 750.000 đồng/cặp lên 1 triệu đồng/cặp) so với dịp Tết năm trước. Riêng bưởi và dưa hấu mẫu mới sẽ có giá cao gấp 2 lần so với mẫu cũ.
Không đắt giá như bưởi hồ lô nhưng dịp Tết năm nào cũng vậy, dừa sáp Cầu Kè (Trà Vinh) liên tục hút hàng, tăng giá. Do nhu cầu tăng đột biến nhưng nguồn cung loại đặc sản có một không hai này chỉ có một vài xã ở huyện Cầu Kè trồng được nên dự kiến giá bán sẽ dao động từ 200.000-250.000 đồng/trái (loại 1). Anh Nguyễn Minh Nhựt, một thương lái chuyên cung cấp dừa sáp Cầu Kè, nhận định: “Gần đây, người miền Bắc rất ưa chuộng dừa sáp nên những lúc bình thường thì loại đặc sản này cũng “cháy” hàng chứ không cần phải lễ, Tết. Do đó, ngay từ bây giờ, các thương lái đã đua nhau đặt hàng nhà vườn để đáp ứng một phần nguồn cung của thị trường”.
Gần đây, lạp xưởng bò do người Chăm tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang sản xuất trở thành đặc sản không thể bỏ qua trong dịp Tết. Nguyên liệu dùng để sản xuất loại lạp xưởng này gồm sụn, bắp, mỡ, đùi bò… trộn với gia vị và rượu do người Chăm sản xuất nên rất thơm ngon, hương vị mới lạ. “Những ngày thường, lạp xưởng bò được bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vào cận Tết, giá có thể tăng lên gần gấp đôi” - bà Bảy Phấn, một người chuyên làm lạp xưởng bò ở thị xã Tân Châu, cho biết.
Ngoài ra, vào dịp Tết này, dưa hấu hình vuông, hình xe hơi, hình thỏi vàng và mít ruột đỏ cũng được tung ra thị trường với giá dự kiến sẽ tăng hơn so với cùng thời điểm năm trước.
Có thể bạn quan tâm
Đó sẽ là những sản phẩm "made in Vietnam" được tạo bởi nhóm học sinh trường THPT An Lạc Thôn (thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ thời gian qua tiếp tục có những diễn biến phức tạp, công tác quản lý dịch bệnh vẫn còn một số khó khăn, tồn tại bất cập. Nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi tôm, ngày 14/8/2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã ký Chỉ thị số 6621/CT-BNN-TY về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Công nghệ năng lượng mặt trời (NLMT) đang được ứng dụng thử nghiệm vào quy trình nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu với diện tích 5 ha; tại Đầm Dơi - Cà Mau 0,3 ha với những lợi ích về môi trường cũng như làm giảm chi phí nuôi.
Ngày 19/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì buổi làm việc với Tổ chức Thương mại sáng kiến bền vững Hà Lan tại Việt Nam (IDH) và Trung tâm Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn miền Nam về Chương trình phát triển cá tra bền vững.

Có được nguồn con giống chất lượng tại chỗ không chỉ mà là mong muốn của người nuôi, mà còn là mục tiêu ngành thủy sản Sóc Trăng hướng tới, vì chủ động được nguồn giống sẽ tạo ra tiền đề cho mô hình nuôi tôm nước lợ phát triển mạnh.