Đặc Sản Cam Xoàn Mùa Tết

Khoảng 4 năm nay, một số nhà vườn ở quận Ô Môn đã chịu khó học hỏi về kỹ thuật và tìm loại cây ăn trái giống mới thích hợp với vùng đất ở đây. Trong số đó, ông Trần Văn Hiện (Bảy Hiện) là người đầu tiên chuyển sang trồng cam xoàn tại khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn - TP Cần Thơ.
Sau khi nghiên cứu kỹ về đặc tính của cây cam xoàn, tháng 11 năm 2009, ông Bảy Hiện bắt đầu trồng thử nghiệm 300 gốc. Chuẩn bị đón Tết năm 2013, ông thu hoạch lứa đầu được 6 tấn trái, bán trên 150 triệu đồng, kết quả thật không ngờ. Đón Tết Giáp Ngọ 2014 sắp tới, ông phấn khởi cho biết vườn cam đạt khoảng 7 tấn trái, thương lái thu mua tại chỗ với giá 39.000 đồng/kg/loại tốt, thu về trên 200 triệu đồng, chưa kể vụ kế tiếp.
Cùng khu vực với ông Bảy Hiện, nông dân Nguyễn Văn E (Hai E) cũng vừa thu hoạch trên 1 tấn cam xoàn vụ Tết Giáp Ngọ. Những ngày này, ông Hai E đang chăm chút cho lứa cam lạc hậu dự kiến thu hoạch vào khoảng tháng hai âm lịch. Ngoài cam xoàn, ông Hai E còn trồng thêm bưởi thanh kiều, một loại bưởi trái to từ 3 - 5 kg, mỗi vụ Tết hái trên 2 tấn, thu nhập tổng cộng trên 100 triệu đồng.
Theo ông Bảy Hiện, cam xoàn trồng bằng cây chiết, sau ba năm sẽ cho trái, nhưng muốn cho năng suất cao, chất lượng bảo đảm, người trồng cần phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật một cách khắt khe, nhất là khâu xử lý đất, phân, thuốc sao cho hợp lý và mang tính bền vững. Giống cam này thích đất màu mỡ, tốt nhất là đất thịt pha cát. Để giúp cho cây xanh tươi, sai trái, chất lượng bảo đảm, người trồng phải chủ động về nguồn nước tưới tiêu, chú ý giữ cho nền đất khô ráo, tuyệt đối không để bị úng.
Đặc điểm của cam xoàn là vỏ dầy, trái tròn, ít hột, thơm ngon và ngọt nhất trong tất cả các loại cam. Từ ưu điểm đó, cam xoàn dễ tiêu thụ, khách hàng rất ưa chuộng, có bao nhiêu thương lái cũng đặt cọc với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, cao hơn quýt hồng và gấp đôi cam sành (nếu bán lẻ giá sẽ cao hơn).
Ngày Tết, mâm trái cây trên bàn thờ vừa có quýt hồng màu son rực rỡ kết hợp với màu cam xoàn phớt vàng sẽ giúp cho mâm ngũ quả trở nên tươi tắn và thể hiện ý nghĩa tràn đầy sức sống.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng khu vực Thới Hòa, cho biết: Thới Hòa là vùng đất pha cát rất thích hợp với nhiều loại cây ăn trái, nhất là cây có muối. Do đó, nhiều nhà vườn ở đây đã có hướng chuyển sang trồng cam xoàn. Hy vọng trong một ngày gần đây loại cam này sẽ được nhân rộng, hướng tới xuất khẩu, mang lợi ích kinh tế về cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh có nguồn thu rất cao từ cây chuối. Đặc biệt là những hộ dân sống trên lâm phần rừng tràm. Nhờ trồng chuối mà nhiều hộ đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.

Để khai thác hiệu quả hơn 6.900 ha đất canh tác, tăng hệ số quay vòng đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, mấy năm gần đây, huyện Hòa An đã huy động vốn từ các chương trình, dự án và nhân dân mua các loại thiết bị, máy móc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình Phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai cho biết, đến ngày 25-6 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện gần 500 hécta bắp từ giống NK 67 phát triển không bình thường. Khả năng bị mất trắng là rất cao.

Nhiều nông dân xã Thoại Giang (Thoại Sơn, An Giang) nuôi rắn hổ hèo sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Trần Ngân Hoàng, hộ nuôi rắn trong xã, khoe: “Tôi nuôi 10 con rắn bố mẹ, sau một năm thu lời hơn 10 triệu. Hổ hèo là loại rắn dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ tìm, như: Ếch, nhái, chuột…”.

Chuyển đổi cây trồng đang là một yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra để đáp ứng nhu cầu trong nước và nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu