Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đặc Sản Cam Xoàn Mùa Tết

Đặc Sản Cam Xoàn Mùa Tết
Ngày đăng: 23/01/2014

Khoảng 4 năm nay, một số nhà vườn ở quận Ô Môn đã chịu khó học hỏi về kỹ thuật và tìm loại cây ăn trái giống mới thích hợp với vùng đất ở đây. Trong số đó, ông Trần Văn Hiện (Bảy Hiện) là người đầu tiên chuyển sang trồng cam xoàn tại khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn - TP Cần Thơ.

Sau khi nghiên cứu kỹ về đặc tính của cây cam xoàn, tháng 11 năm 2009, ông Bảy Hiện bắt đầu trồng thử nghiệm 300 gốc. Chuẩn bị đón Tết năm 2013, ông thu hoạch lứa đầu được 6 tấn trái, bán trên 150 triệu đồng, kết quả thật không ngờ. Đón Tết Giáp Ngọ 2014 sắp tới, ông phấn khởi cho biết vườn cam đạt khoảng 7 tấn trái, thương lái thu mua tại chỗ với giá 39.000 đồng/kg/loại tốt, thu về trên 200 triệu đồng, chưa kể vụ kế tiếp.

Cùng khu vực với ông Bảy Hiện, nông dân Nguyễn Văn E (Hai E) cũng vừa thu hoạch trên 1 tấn cam xoàn vụ Tết Giáp Ngọ. Những ngày này, ông Hai E đang chăm chút cho lứa cam lạc hậu dự kiến thu hoạch vào khoảng tháng hai âm lịch. Ngoài cam xoàn, ông Hai E còn trồng thêm bưởi thanh kiều, một loại bưởi trái to từ 3 - 5 kg, mỗi vụ Tết hái trên 2 tấn, thu nhập tổng cộng trên 100 triệu đồng.

Theo ông Bảy Hiện, cam xoàn trồng bằng cây chiết, sau ba năm sẽ cho trái, nhưng muốn cho năng suất cao, chất lượng bảo đảm, người trồng cần phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật một cách khắt khe, nhất là khâu xử lý đất, phân, thuốc sao cho hợp lý và mang tính bền vững. Giống cam này thích đất màu mỡ, tốt nhất là đất thịt pha cát. Để giúp cho cây xanh tươi, sai trái, chất lượng bảo đảm, người trồng phải chủ động về nguồn nước tưới tiêu, chú ý giữ cho nền đất khô ráo, tuyệt đối không để bị úng.

Đặc điểm của cam xoàn là vỏ dầy, trái tròn, ít hột, thơm ngon và ngọt nhất trong tất cả các loại cam. Từ ưu điểm đó, cam xoàn dễ tiêu thụ, khách hàng rất ưa chuộng, có bao nhiêu thương lái cũng đặt cọc với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, cao hơn quýt hồng và gấp đôi cam sành (nếu bán lẻ giá sẽ cao hơn).

Ngày Tết, mâm trái cây trên bàn thờ vừa có quýt hồng màu son rực rỡ kết hợp với màu cam xoàn phớt vàng sẽ giúp cho mâm ngũ quả trở nên tươi tắn và thể hiện ý nghĩa tràn đầy sức sống.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng khu vực Thới Hòa, cho biết: Thới Hòa là vùng đất pha cát rất thích hợp với nhiều loại cây ăn trái, nhất là cây có muối. Do đó, nhiều nhà vườn ở đây đã có hướng chuyển sang trồng cam xoàn. Hy vọng trong một ngày gần đây loại cam này sẽ được nhân rộng, hướng tới xuất khẩu, mang lợi ích kinh tế về cho bà con nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Chí Làm Giàu Của Chàng Thanh Niên Trẻ Chí Làm Giàu Của Chàng Thanh Niên Trẻ

Học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ bạn bè, người quen, bắt đầu từ đồng vốn ít ỏi, từng bước phát triển mô hình kinh tế trang trại với cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn - đó là bí quyết làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp của đoàn viên Lê Anh Tuấn (xóm 6, xã Sơn Quang, Hương Sơn).

04/03/2014
Chị Hà Thị Lệ Chi Nghị Lực Vượt Khó Làm Giàu Chị Hà Thị Lệ Chi Nghị Lực Vượt Khó Làm Giàu

Theo giới thiệu của ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn), chúng tôi có dịp gặp chị Hà Thị Lệ Chi, một hộ kinh doanh nông sản tại địa phương luôn chịu khó làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.

04/03/2014
Anh Khải Chuyển Dịch Cây Trồng Hiệu Quả Anh Khải Chuyển Dịch Cây Trồng Hiệu Quả

Anh Đổng Quang Khải ở xã Phước Ninh (huyện Thuận Nam) đầu tư chuyển dịch hiệu quả cây trồng trên cánh đồng thôn Tân Bổn. Anh tất bật bơm nước tưới cây thuốc lá nâu Madole xanh tốt đang vào mùa thu hoạch. Anh Khải cần mẫn gắn bó với đồng đất quê nhà đem lại thu nhập bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

04/03/2014
Thuyền Ông Nguyễn Hai Trúng Cá Cơm Thuyền Ông Nguyễn Hai Trúng Cá Cơm

Sau hơn 2 ngày ra khơi, sáng 2-3, thuyền ông Nguyễn Hai, thôn Lạc nghiệp 2 (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam) cập cảng với sản lượng đánh bắt trên 8 tấn cá cơm, thu được hơn 80 triệu đồng; trừ chi phí ông còn lãi 70 triệu đồng.

04/03/2014
Vắt Cạn Kiệt Đầm Thị Nại Vắt Cạn Kiệt Đầm Thị Nại

Gần đây, tình trạng ngư dân sử dụng lưới lồng Trung Quốc (hay còn gọi là lồng xếp, lồng bẫy, lờ dây, lờ bát quái) để tận diệt thủy sản và nạn bơm hút cát để khai thác phễnh bằng máy bơm công suất lớn trên đầm Thị Nại diễn ra rầm rộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản (NLTS) và môi trường sinh thái.

05/03/2014