Đã xuất khẩu hơn 5 triệu tấn gạo trong 10 tháng

Như vậy so với tháng trước, xuất khẩu gạo trong tháng 10 chẳng những tăng về lượng (xuất khẩu gạo tháng 9 đạt 532.267 tấn) mà đơn giá xuất khẩu bình quân cũng tăng, đạt 458,60 USD/tấn FOB so với mức 406,47 USD/tấn FOB của tháng 9. Nhờ đó giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 10 tăng gần 24,6% so với tháng trước.
Lũy kế 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của cả nước đạt 5,038 triệu tấn, trị giá FOB 2,079 tỷ USD, trị giá CIF 2,142 tỷ USD.
Trong tuần đến ngày 5/11/2015, giá lúa, gạo nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL cũng tăng nhẹ từ 50 – 100 đồng/kg so với tuần trước đó.
Cụ thể giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.300 - 5.400 đồng/kg (tăng 50 đồng/kg), lúa dài khoảng 5.550 - 5.650 đồng/kg (tăng 50 đồng/kg).
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.950 - 7.050 đồng/kg tùy từng địa phương (tăng 50 đồng/kg), gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.850 - 6.950 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương (tăng 100 đồng/kg).
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.000 - 8.100 đồng/kg (không thay đổi), gạo 15% tấm 7.800 – 7.900 đồng/kg (tăng 50 đồng/kg) và gạo 25% tấm khoảng 7.600 – 7.700 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương (không thay đổi).
Có thể bạn quan tâm

Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.

Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.