Đã xuất khẩu hơn 4,3 triệu tấn gạo
9 tháng đã xuất khẩu hơn 4,3 triệu tấn gạo.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả giao hàng từ ngày 1/9 đến ngày 30/9 đạt 532.267 tấn, trị giá FOB 216,348 triệu USD, trị giá CIF 218,015 triệu USD.
Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 30/9 đạt 4,351 triệu tấn, trị giá FOB 1,810 tỷ USD, trị giá CIF 1,861 tỷ USD.
Tại thị trường trong nước, tuần đầu tháng 10, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000 - 5.100 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.300 - 5.400 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.450 - 6.550 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.300 - 6.400 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.350 - 7.450 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.100 - 7.200 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.950 - 7.050 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Về tình hình sản xuất, tính đến ngày 6/10, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết:
Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Hè Thu năm 2015 được khoảng 1,668 triệu ha/1,6 triệu ha diện tích kế hoạch, thu hoạch Hè Thu khoảng 1,6 triệu ha với năng suất khoảng 5,6 - 5,7 tấn/ha, sản lượng khoảng 9,04 triệu tấn lúa.
Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Thu Đông 2015 được khoảng 750.000 ha/886.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch được khoảng 220.000 ha với năng suất khoảng 5 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 1,1 triệu tấn lúa.
VFA nhận định, tình hình xuất khẩu gạo từ quý IV sẽ khả quan hơn và tăng trưởng ổn định hơn.
Sở dĩ VFA đưa ra nhận định này là dựa trên cơ sở Việt Nam đã trúng thầu xuất khẩu 450.000 tấn gạo sang Philippines và khoảng 1 triệu tấn gạo cung cấp cho Indonesia.
Tuy nhiên, việc tăng khối lượng xuất khẩu cũng đặt ra sức ép đối với các doanh nghiệp trong nước khi sản lượng lúa gạo vụ Thu Đông sắp kết thúc, cộng với lượng tồn kho chỉ khoảng là 1,5 triệu tấn.
Do vậy, VFA đề nghị các doanh nghiệp cần phải cân đối lại nguồn cung phục vụ đủ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Thay vào các vườn trồng mai trước đây là các vườn trồng tắc, cây ăn trái trong chậu. Đang tỉa lại cành và vô chậu 1.000 cây tắc, anh Nguyễn Văn Út, ở ấp Phú Hội, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, cho biết: “Vài năm trước đây, cứ đến hẹn là gia đình tôi sản xuất trên 1.000 chậu mai vàng để cung ứng cho thị trường dịp tết. Tuy nhiên, năm nay số lượng giảm đi một nửa để chuyển sang đầu tư cây tắc”.

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa công bố một con số thống kê đáng “giật mình”: Trong hơn 90.000 thương hiệu hàng hóa các loại được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, chỉ mới có khoảng 15% là của doanh nghiệp trong nước, và hơn 80% hàng nông sản Việt Nam được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài.

Agribank tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng, Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Giá hiện tại (thương lái thu mua tại vườn): 13.000đ/kg (giá đầu vụ từ 25 – 30.000đ/kg). Theo ông, đây cũng là qui luật của thị trường, dù sao giá này cũng tương đối, chấp nhận được (không bị lỗ), nếu trừ các chi phí (phân bón, thuốc trừ sâu...), ông lãi được khoảng 50 triệu đồng/vụ.

Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết: Hiện giá muối tại địa phương đang ổn định ở mức 1.500đ/kg muối trắng và 1.100đ/kg muối đen, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 200đ/kg.