Đã xuất khẩu hơn 4,3 triệu tấn gạo
9 tháng đã xuất khẩu hơn 4,3 triệu tấn gạo.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả giao hàng từ ngày 1/9 đến ngày 30/9 đạt 532.267 tấn, trị giá FOB 216,348 triệu USD, trị giá CIF 218,015 triệu USD.
Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 30/9 đạt 4,351 triệu tấn, trị giá FOB 1,810 tỷ USD, trị giá CIF 1,861 tỷ USD.
Tại thị trường trong nước, tuần đầu tháng 10, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000 - 5.100 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.300 - 5.400 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.450 - 6.550 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.300 - 6.400 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.350 - 7.450 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.100 - 7.200 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 6.950 - 7.050 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Về tình hình sản xuất, tính đến ngày 6/10, Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết:
Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Hè Thu năm 2015 được khoảng 1,668 triệu ha/1,6 triệu ha diện tích kế hoạch, thu hoạch Hè Thu khoảng 1,6 triệu ha với năng suất khoảng 5,6 - 5,7 tấn/ha, sản lượng khoảng 9,04 triệu tấn lúa.
Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Thu Đông 2015 được khoảng 750.000 ha/886.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch được khoảng 220.000 ha với năng suất khoảng 5 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 1,1 triệu tấn lúa.
VFA nhận định, tình hình xuất khẩu gạo từ quý IV sẽ khả quan hơn và tăng trưởng ổn định hơn.
Sở dĩ VFA đưa ra nhận định này là dựa trên cơ sở Việt Nam đã trúng thầu xuất khẩu 450.000 tấn gạo sang Philippines và khoảng 1 triệu tấn gạo cung cấp cho Indonesia.
Tuy nhiên, việc tăng khối lượng xuất khẩu cũng đặt ra sức ép đối với các doanh nghiệp trong nước khi sản lượng lúa gạo vụ Thu Đông sắp kết thúc, cộng với lượng tồn kho chỉ khoảng là 1,5 triệu tấn.
Do vậy, VFA đề nghị các doanh nghiệp cần phải cân đối lại nguồn cung phục vụ đủ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Do giá bông vải trong những năm qua giảm mạnh, chi phí đầu tư cao nên lợi nhuận mang lại từ cây bông vải không đáp ứng nguyện vọng của người dân. Đặc biệt, cây bông vải không đủ sức cạnh tranh với các cây trồng khác nên đang mất dần vị thế trên đất Kông Chro.

Nông dân xã Nhơn Hải đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch rộ hành tím vụ đông- xuân. Cây hành tím trúng mùa tạo nên bức tranh tươi thắm sắc màu của vùng quê ven biển huyện Ninh Hải.

8 năm trước, lúc mới chia tách, xã Tân Phú (huyện Long Mỹ) gian nan tìm cho mình hướng phát triển, nói như những lão cao niên thì do ở đây chỉ có phần “mỡ”, còn phần “nạc” về nơi khác nên khó làm giàu. Nhưng rồi sau 8 năm đó, Tân Phú đã dần chứng tỏ đây là vùng đất mới tiềm năng...

Chưa năm nào, người trồng dưa hấu ở hai tỉnh Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) lại khó khăn như năm nay: Dưa hấu được mùa nhưng giá rớt thê thảm.

Phần lớn nhu cầu gia tăng từ nay tới 2018 sẽ đến từ lĩnh vực hóa chất. Các nhà nhập khẩu khó tính rất ưa chuộng muối Việt Nam nhờ sản xuất bằng phương pháp thủ công.