Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đã Xác Định Tác Nhân Gây Bệnh Trên Tôm Hùm

Đã Xác Định Tác Nhân Gây Bệnh Trên Tôm Hùm
Ngày đăng: 12/04/2012

Chi cục Thú Y tỉnh Phú Yên vừa thông báo kết quả xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương, Cục Thú y về kết quả quả xét nghiệm tìm nguyên nhân bệnh trên tôm hùm nuôi ở xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).

Theo đó, trong 3 mẫu tôm hùm phân tích, có 100% mẫu kiểm tra bị nhiễm nấm Fusarium solari – tác nhân chính gây bệnh đen mang trên tôm hùm; 66,7% mẫu kiểm tra phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like - tác nhân gây bệnh sữa trên tôm hùm; 33,3% mẫu kiểm tra phát hiện thấy có sự hiện diện của thể vùi virus hình cầu bắt màu tím của Hematoxyline trong mô liên kết gan tụy tôm hùm - tác nhân chính gây bệnh đỏ thân trên trên tôm hùm; 66,7% mẫu kiểm tra phát hiện thấy có sự hiện diện vi khuẩn Vibrio.sp trong gan tụy và trong máu tôm, đặc biệt là 2 loại Vibrio alginolyticus và Vibrio fluvialis.

Trước tình hình này, Chi cục Thú y hướng dẫn người nuôi tôm một số biện pháp phòng ngừa bệnh trên tôm hùm, bằng cách lựa chọn vị trí đặt lồng có lưu thông dòng chảy qua lồng nuôi tốt, nên đặt lồng cách đáy ít nhất 1m và tránh khu vực ô nhiễm. Bố trí lồng, bè nuôi với mật độ phù hợp tránh cản trở lưu thông nước và ảnh hưởng nhau về dịch bệnh; không nuôi quá dày, nên thả tôm với mật độ vừa phải (30 - 60 lồng/ha); nên chọn thức ăn tươi, bảo quản tốt và rửa sạch trước khi cho ăn; nên trộn bổ sung vitamin C và các khoáng chất, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng và cung cấp các chất dinh dưỡng…

Chi cục Thú y cũng khuyến cáo, đối với chứng đỏ thân trên tôm hồm, nên sử dụng Doxycycline trộn vào thức ăn với lượng 3 - 7 g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 5 - 7 ngày; bệnh đen mang, trị bằng cách tách riêng tôm có dấu hiệu bệnh nhằm giảm sự lây lan cho cả đàn tôm; sử dụng Formalin 100 - 200 ppm để tắm tôm trong thời gian 10 - 15 phút/ngày (dùng 2 - 4 ngày) để điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh

Ngày 7-11, tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam (VFC) và Công ty Syngenta Việt Nam hợp tác để đưa ra phương pháp xử lý tuyến trùng cho cây cà phê tái canh.

10/11/2012
Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.

12/11/2012
Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 146 cơ sở sản xuất kinh doanh và 1.264 cơ sở ương giống thuỷ sản; đặc biệt, trong đó có 1.174 cơ sở nhân giống cá tra, sản xuất được hơn 28 tỷ cá bột và trên 2 tỷ cá tra giống. Các cơ sở không những cung ứng đủ giống cá tra trong tỉnh mà còn cung ứng 60 - 70% cá tra giống cho các tỉnh khu vực ĐBSCL.

13/11/2012
Làm Gì Để “Vực” Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Quảng Trị? Làm Gì Để “Vực” Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Quảng Trị?

Bao đời nay đời sống của người dân tại các vùng ven biển Quảng Trị nói chung và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong nói riêng chủ yếu dựa vào nghề biển. Từ năm 2008, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng rộ lên với nhiều gia đình trúng tiền tỷ từ con tôm thì giấc mơ đổi đời từ tôm đã có sức hút mạnh mẽ đối với người dân. Nhiều gia đình đã bỏ nghề đi biển để đầu tư tiền bạc, công sức vào nuôi tôm. Tuy nhiên, phần lớn người nuôi tôm cũng chỉ trúng vài vụ đầu, đến nay do dịch bệnh tràn lan đã khiến hàng trăm hộ gia đình nơi đây lâm vào cảnh nợ nần.

14/11/2012
Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

14/11/2012