Đã Ngăn Chặn Thương Nhân Trung Quốc Mua Lá Khoai Lang

Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các cơ quan thông tấn báo chí thông báo kết quả xác minh việc thương nhân Trung Quốc thu gom các loại nông, lâm sản và "những mặt hàng khác lạ"... sau khi yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát.
Kết quả, Bộ Công thương thừa nhận trong năm 2013 đã xảy ra tình trạng một số thương nhân nước ngoài thu mua tôm sú, tôm chân trắng đủ mọi kích cỡ tại một số địa phương rồi xuất khẩu sang Trung Quốc làm ảnh hưởng tới chế biến tôm của các doanh nghiệp trong nước. Do tôm đủ kích cỡ đều được gom nên lâu dài sẽ gây thiệt hại cho người sản xuất, hộ nuôi trồng trong nước.
Về việc thương nhân Trung Quốc mua lá khoai lang số lượng không giới hạn, Bộ Công thương cũng công nhận và cho biết chính quyền các địa phương đã phối hợp tuyên truyền tác hại, đồng thời phổ biến pháp luật nên nông dân đã không mua bán với thương lái người Trung Quốc nữa.
Tuy nhiên, một số thông tin như thương lái Trung Quốc thu mua cây huyết đằng tại địa bàn huyện Đăk Glei (Kon Tum), mua cây Culi, cây lông khỉ (cây kim mao cẩu tích) tại Nghệ An, thu mua mầm quả tại Hà Giang… thì Bộ Công thương đã kiểm tra và cho biết không có.
Có thể bạn quan tâm

Khi đó, ở Nam Định, người dân hay nuôi cá bống bớp nhưng dựa vào giống tự nhiên nên có thời điểm bị khan hiếm. Hơn nữa, loại giốn này không đáp ứng được kích cỡ, số lượng và mùa vụ nên người dân muốn triển khai lớn cũng gặp khó khăn. Lúc đó, ông Minh nảy ra ý tưởng tìm hiểu việc ươm giống cá bớp.

Là một nước nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực miền Tây Nam bộ, vùng đất trù phú với những vườn cây ăn trái quanh năm, Việt Nam sở hữu nhiều loại hoa quả mà ít nước có được.

Điệp khúc giá mía thấp nên người dân chưa muốn bán, thương lái đang có dấu hiệu mua cầm chừng cứ lập lại, trong khi nhiều diện tích mía đã bị ngập nước và theo dự báo thì đỉnh lũ năm nay sẽ xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11 tới. Do đó, nguy cơ vùng mía ngập lũ ở huyện Phụng Hiệp sẽ tiếp tục chịu thiệt hại nếu như không có giải pháp hiệu quả trong lúc này.

Trong khi đầu tư nước ngoài của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI.

Là một trong những địa bàn trọng điểm nuôi thuỷ sản của tỉnh, thời gian qua, UBND huyện Giao Thủy đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển thuỷ sản của tỉnh giai đoạn 2010-2020 và đạt kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế - xã hội huyện nói chung.