Đà Nẵng Đưa Nhiều Tàu Công Suất Lớn Vươn Khơi, Bám Biển

Trước tình hình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 14/5, tại cảng cá Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng, tàu dịch vụ hậu cần và đánh bắt xa bờ mang số hiệu ĐNa- 90611 đã được hạ thủy, lên đường khai thác ngư trường Hoàng Sa.
Trước tình hình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 14/5, tại cảng cá Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng, tàu dịch vụ hậu cần và đánh bắt xa bờ mang số hiệu ĐNa- 90611 đã được hạ thủy, lên đường khai thác ngư trường Hoàng Sa.
Con tàu số hiệu ĐNa-90611 của ông Trần Toàn, trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu, có công suất 860CV, được đóng mới trong thời gian hai tháng, trị giá 3,2 tỷ đồng.
Ông Trần Toàn cho biết: "Dù khó khăn đến đâu, chúng tôi quyết bám ngư trường Hoàng Sa, ngư trường truyền thống mà lâu nay ông cha ta vẫn khai thác, cung cấp các thông tin cho các cơ quan chức năng, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc."
Tại lễ hạ thủy tàu ĐNa-90611, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng cho biết trong thời gian tới, thành phố sẽ đầu tư và đóng mới nhiều tàu công suất lớn nhằm nâng cao chất lượng khai thác hải sản và phục vụ công tác hậu cần tại các ngư trường truyền thống thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng, những tàu có công suất từ 400CV trở lên trên địa bàn, thành phố sẽ hỗ trợ từ 400-800 triệu đồng khi đóng mới; đồng thời ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương thành phố Đà Nẵng sẽ có những chính sách nhằm hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên, đào tạo bằng thuyền trưởng, máy trưởng, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khai thác, bảo quản sản phẩm..., góp phần giúp ngư dân thêm yên tâm đầu tư đóng mới tàu cá công suất lớn để vươn khơi bám biển.
Có thể bạn quan tâm

Có hai kiểu lồng nuôi phổ biến là lồng vuông bằng gỗ, sắt, quây lưới, thể tích 30 - 180 m 3 , được dùng nuôi ở vũng vịnh kín sóng gió; loại thứ hai là lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích 300 m 3 trở lên), có thể nuôi được ở những vùng biển hở có sóng gió lớn. Cỡ mắt lưới dùng cho lồng nuôi tăng dần theo sự tăng trưởng của cá (a = 1,5 - 3 cm).

Làm thế nào để nâng thu nhập cho người nông dân trồng mía thông qua các giải pháp giảm chi phí sản xuất mía là chủ đề trọng tâm của Hội thảo quốc tế nông nghiệp lần thứ II do Thành Thành Công tổ chức ngày 14-7 tại TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, những khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cùng sự áp đặt ngày càng khắt khe của đối tác thông qua các rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá... đang là thách thức lớn đối với ngành thủy sản những tháng cuối năm.

Theo Nghị quyết của Đảng bộ thị xã Ngã Bảy, cuối năm nay địa phương sẽ xây dựng xã Tân Thành đạt danh hiệu xã nông thôn mới và xã Hiệp Lợi đạt vào năm 2015. Những ngày qua, toàn Đảng bộ và nhân dân nơi đây đang quyết tâm xây dựng và hoàn thành các tiêu chí còn lại để được công nhận xã nông thôn mới.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam sáu tháng đầu năm đạt gần 1,8 tỷ USD. Dự kiến, xuất khẩu tôm năm 2014 có thể vượt mốc 3,5 tỷ USD, nếu tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh và thị trường thuận lợi.