Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đà Nẵng có HTX dịch vụ hậu cần nghề cá đầu tiên

Đà Nẵng có HTX dịch vụ hậu cần nghề cá đầu tiên
Ngày đăng: 26/06/2015

Sáng 25/6, UBND quận Sơn Trà tổ chức Hội nghị công bố thành lập HTX dịch vụ hậu cần nghề cá Sao Đỏ, mô hình đầu tiên loại này tại TP. Đà Nẵng.

HTX Sao Đỏ có với 7 thành viên, tổng vốn điều lệ ban đầu là 11 tỷ đồng.

Mục tiêu của HTX nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên và người lao động, góp phần phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội ở địa phương.

HTX sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ chức thu mua trực tiếp trên biển tất cả chủng loại thủy hải sản mà ngư dân đánh bắt được, đồng thời cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm phục vụ tàu khai thác, đánh bắt xa bờ và các sản phẩm dịch vụ thủy sản sau đánh bắt, dịch vụ kho đông lạnh…

Ngoài ra, HTX còn có chức năng đóng mới và sửa chữa tàu các loại, nạo vét các công trình biển, xử lý ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu trên biển, dịch vụ cứu hộ, cứu nạn, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.

Ông Bùi Ngọc Dương, thành viên HTX dịch vụ hậu cần nghề cá Sao Đỏ, cho biết hiện nay hoạt động đánh bắt thủy hải sản thường được ngư dân thực hiện ngắn ngày, do nhiên liệu, lương thực dự trữ không đáp ứng nhu cầu đánh bắt hải sản trên biển nên năng suất đánh bắt không cao trong khi nhu cầu hải sản của người dân ngày càng lớn. Bên cạnh đó việc bị các đầu nậu ép giá trong thu mua cũng khiến ngư dân có thu nhập thấp so với công sức lao động.

Do đó, việc thành lập HTX dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm tạo việc làm cũng như hỗ trợ ngư dân bám biển dài ngày, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm đánh bắt tăng hiệu quả kinh tế cho ngư dân.

Vùng biển Đà Nẵng hiện nay có ngư trường rộng trên 15.000 km2, trong đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản các loại trên 1,136 triệu tấn. Sản lượng khai thác hằng năm đạt khoảng 150.000 - 200.000 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học

Lâu nay, chúng ta thường nghe thuật ngữ “trái cây sạch”, “rau sạch”… nhưng gần đây ở Thành Phố Hồ Chí Minh ta đã và đang xuất hiện thêm mô hình “chăn nuôi heo sạch” còn gọi là chăn nuôi 4 không trên nền đệm lót sinh học.

08/05/2015
Triển vọng mô hình nuôi dê Triển vọng mô hình nuôi dê

Hiện tại, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có 5 hộ dân ở xã Vị Đông và Vĩnh Tường đang thực hiện mô hình nuôi dê, với số lượng 44 con. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, với mỗi con dê trưởng thành có giá hơn 3 triệu đồng, quy mô nuôi 4 dê cái và 1 con dê đực là gần 20 triệu đồng.

08/05/2015
Hướng chuyển dịch kinh tế hộ và trang trại Hướng chuyển dịch kinh tế hộ và trang trại

Theo Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 mà Bộ NN&PTNT đã phê duyệt, trang trại là một hướng phát triển được quan tâm để đảm bảo cho sản xuất, chăn nuôi phát triển bền vững, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu.

08/05/2015
Khi nông dân liên kết Khi nông dân liên kết

Dù chỉ chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ lẻ, nhưng nhiều hộ nông dân tại xã Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) đã biết liên kết với nhau để cùng mua cám với số lượng lớn. Sự liên kết này đã giúp họ mua được cám với giá rẻ của đại lý, nên chi phí chăn nuôi giảm và lợi nhuận tăng đáng kể.

08/05/2015
Nhiều cơ hội xuất khẩu tôm Việt Nam Nhiều cơ hội xuất khẩu tôm Việt Nam

Với 8 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và 6 hiệp định quan trọng đang được đàm phán sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại và XK thủy sản Việt Nam.

08/05/2015