Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đà Nẵng có HTX dịch vụ hậu cần nghề cá đầu tiên

Đà Nẵng có HTX dịch vụ hậu cần nghề cá đầu tiên
Ngày đăng: 26/06/2015

Sáng 25/6, UBND quận Sơn Trà tổ chức Hội nghị công bố thành lập HTX dịch vụ hậu cần nghề cá Sao Đỏ, mô hình đầu tiên loại này tại TP. Đà Nẵng.

HTX Sao Đỏ có với 7 thành viên, tổng vốn điều lệ ban đầu là 11 tỷ đồng.

Mục tiêu của HTX nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên và người lao động, góp phần phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội ở địa phương.

HTX sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ chức thu mua trực tiếp trên biển tất cả chủng loại thủy hải sản mà ngư dân đánh bắt được, đồng thời cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm phục vụ tàu khai thác, đánh bắt xa bờ và các sản phẩm dịch vụ thủy sản sau đánh bắt, dịch vụ kho đông lạnh…

Ngoài ra, HTX còn có chức năng đóng mới và sửa chữa tàu các loại, nạo vét các công trình biển, xử lý ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu trên biển, dịch vụ cứu hộ, cứu nạn, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.

Ông Bùi Ngọc Dương, thành viên HTX dịch vụ hậu cần nghề cá Sao Đỏ, cho biết hiện nay hoạt động đánh bắt thủy hải sản thường được ngư dân thực hiện ngắn ngày, do nhiên liệu, lương thực dự trữ không đáp ứng nhu cầu đánh bắt hải sản trên biển nên năng suất đánh bắt không cao trong khi nhu cầu hải sản của người dân ngày càng lớn. Bên cạnh đó việc bị các đầu nậu ép giá trong thu mua cũng khiến ngư dân có thu nhập thấp so với công sức lao động.

Do đó, việc thành lập HTX dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm tạo việc làm cũng như hỗ trợ ngư dân bám biển dài ngày, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm đánh bắt tăng hiệu quả kinh tế cho ngư dân.

Vùng biển Đà Nẵng hiện nay có ngư trường rộng trên 15.000 km2, trong đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản các loại trên 1,136 triệu tấn. Sản lượng khai thác hằng năm đạt khoảng 150.000 - 200.000 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Heo “Treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ Người Nuôi Heo “Treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ

Tiền Giang có hơn 550.000 con heo và sản lượng thịt hơi hằng năm cung cấp cho thị trường trên 120.000 tấn. Tuy nhiên, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh một thời gian dài, khiến nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ nặng, nhiều hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi "treo chuồng".

21/05/2013
Hội Thảo Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Quy Trình VietGahp Hội Thảo Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Quy Trình VietGahp

Củ Chi huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố. Củ Chi có tổng đàn bò 74.430 con trong đó số lượng bò sữa 58.700 con được nuôi nhiều tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội…

13/09/2013
Nông Dân Phạm Hiền Làm Kinh Tế Giỏi Nông Dân Phạm Hiền Làm Kinh Tế Giỏi

Trở về từ chiến trường Campuchia sau năm 1982, anh Phạm Hiền ở thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Ninh Sơn), chỉ có hai bàn tay trắng nay đã có một cơ ngơi khá giả, là một trong những tấm gương điển hình của địa phương vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi.

30/07/2013
Thuê Nông Dân Nuôi Đặc Sản Thuê Nông Dân Nuôi Đặc Sản

Công ty TNHH một thành viên Phúc Toàn Đức (xã Phú Hòa, huyện Định Quán, Đồng Nai) được thành lập từ tháng 8/2012. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư cho hàng chục nông dân ở xã Phú Hòa tham gia mô hình chăn nuôi cá - ếch - rắn, mang lại thu nhập cao.

22/05/2013
Có 50% Diện Tích Tôm Công Nghiệp Bị Treo Đầm Có 50% Diện Tích Tôm Công Nghiệp Bị Treo Đầm

Tính đến thời điểm này, nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) đã thả nuôi được hơn 700 ha tôm nuôi công nghiệp, đạt gần 90% chỉ tiêu kế hoạch năm, năng suất đạt trung bình từ 6 đến 6,5 tấn/ha. Cá biệt có một số hộ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và thả nuôi đúng lịch thời vụ, năng suất đạt hơn 7 tấn/ha.

14/09/2013