Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đà Nẵng có HTX dịch vụ hậu cần nghề cá đầu tiên

Đà Nẵng có HTX dịch vụ hậu cần nghề cá đầu tiên
Ngày đăng: 26/06/2015

Sáng 25/6, UBND quận Sơn Trà tổ chức Hội nghị công bố thành lập HTX dịch vụ hậu cần nghề cá Sao Đỏ, mô hình đầu tiên loại này tại TP. Đà Nẵng.

HTX Sao Đỏ có với 7 thành viên, tổng vốn điều lệ ban đầu là 11 tỷ đồng.

Mục tiêu của HTX nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên và người lao động, góp phần phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội ở địa phương.

HTX sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ chức thu mua trực tiếp trên biển tất cả chủng loại thủy hải sản mà ngư dân đánh bắt được, đồng thời cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm phục vụ tàu khai thác, đánh bắt xa bờ và các sản phẩm dịch vụ thủy sản sau đánh bắt, dịch vụ kho đông lạnh…

Ngoài ra, HTX còn có chức năng đóng mới và sửa chữa tàu các loại, nạo vét các công trình biển, xử lý ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu trên biển, dịch vụ cứu hộ, cứu nạn, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.

Ông Bùi Ngọc Dương, thành viên HTX dịch vụ hậu cần nghề cá Sao Đỏ, cho biết hiện nay hoạt động đánh bắt thủy hải sản thường được ngư dân thực hiện ngắn ngày, do nhiên liệu, lương thực dự trữ không đáp ứng nhu cầu đánh bắt hải sản trên biển nên năng suất đánh bắt không cao trong khi nhu cầu hải sản của người dân ngày càng lớn. Bên cạnh đó việc bị các đầu nậu ép giá trong thu mua cũng khiến ngư dân có thu nhập thấp so với công sức lao động.

Do đó, việc thành lập HTX dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm tạo việc làm cũng như hỗ trợ ngư dân bám biển dài ngày, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm đánh bắt tăng hiệu quả kinh tế cho ngư dân.

Vùng biển Đà Nẵng hiện nay có ngư trường rộng trên 15.000 km2, trong đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản các loại trên 1,136 triệu tấn. Sản lượng khai thác hằng năm đạt khoảng 150.000 - 200.000 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Đất - Lãi Không Nhiều Nhưng Ít Rủi Ro Nuôi Tôm Đất - Lãi Không Nhiều Nhưng Ít Rủi Ro

Ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I (Phước Trung, Gò Công Đông, Tiền Giang) vừa thu hoạch ao nuôi tôm đất 3.000m2 đầu tiên với lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Do không có nhiều kinh nghiệm nuôi đối với loại tôm này nên hiệu quả mang lại chưa cao, nhưng bước đầu có thể thấy đây là giải pháp thay thế an toàn đối với các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh bị dịch bệnh.

03/08/2013
Long An Quy Hoạch Vùng Nguyên Liệu Mía Long An Quy Hoạch Vùng Nguyên Liệu Mía

UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.

03/08/2013
Ồ Ạt Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Ồ Ạt Trồng Thanh Long Ruột Đỏ

Gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua trồng thanh long ruột đỏ vì giá bán cao, lời nhiều. Diện tích trồng thanh long ruột đỏ tăng nhanh. Tuy nhiên, đầu ra của loại trái cây này ra sao thì hầu hết người trồng rất mù mờ.

03/08/2013
Người Trồng Lúa Vẫn Nhiều Lo Âu Người Trồng Lúa Vẫn Nhiều Lo Âu

Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.

03/08/2013
Trang Trại Tiền Tỷ Của Nông Dân 8X Trang Trại Tiền Tỷ Của Nông Dân 8X

Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

03/08/2013