Đà Nẵng có HTX dịch vụ hậu cần nghề cá đầu tiên
Sáng 25/6, UBND quận Sơn Trà tổ chức Hội nghị công bố thành lập HTX dịch vụ hậu cần nghề cá Sao Đỏ, mô hình đầu tiên loại này tại TP. Đà Nẵng.
HTX Sao Đỏ có với 7 thành viên, tổng vốn điều lệ ban đầu là 11 tỷ đồng.
Mục tiêu của HTX nhằm thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên và người lao động, góp phần phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội ở địa phương.
HTX sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ chức thu mua trực tiếp trên biển tất cả chủng loại thủy hải sản mà ngư dân đánh bắt được, đồng thời cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm phục vụ tàu khai thác, đánh bắt xa bờ và các sản phẩm dịch vụ thủy sản sau đánh bắt, dịch vụ kho đông lạnh…
Ngoài ra, HTX còn có chức năng đóng mới và sửa chữa tàu các loại, nạo vét các công trình biển, xử lý ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu trên biển, dịch vụ cứu hộ, cứu nạn, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
Ông Bùi Ngọc Dương, thành viên HTX dịch vụ hậu cần nghề cá Sao Đỏ, cho biết hiện nay hoạt động đánh bắt thủy hải sản thường được ngư dân thực hiện ngắn ngày, do nhiên liệu, lương thực dự trữ không đáp ứng nhu cầu đánh bắt hải sản trên biển nên năng suất đánh bắt không cao trong khi nhu cầu hải sản của người dân ngày càng lớn. Bên cạnh đó việc bị các đầu nậu ép giá trong thu mua cũng khiến ngư dân có thu nhập thấp so với công sức lao động.
Do đó, việc thành lập HTX dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm tạo việc làm cũng như hỗ trợ ngư dân bám biển dài ngày, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm đánh bắt tăng hiệu quả kinh tế cho ngư dân.
Vùng biển Đà Nẵng hiện nay có ngư trường rộng trên 15.000 km2, trong đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản các loại trên 1,136 triệu tấn. Sản lượng khai thác hằng năm đạt khoảng 150.000 - 200.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội nghị đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 14/10, ông Phạm Quốc Ân, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Quý Hiền (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) nêu ra một thực tế về thủ tục hành chính đang “hành” HTX.

Khác với những năm trước, đầu vụ cà phê 2014 - 2015 giá cà phê nội địa và quốc tế có xu hướng tăng. Thế nhưng Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, Vicofa vẫn sẽ kiến nghị Chính phủ tạm trữ 200.000 tấn cà phê trong niên vụ này để hỗ trợ giá cho nông dân.

Việc phòng trừ sâu đục thân mía nói chung, loài sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu mới nói riêng là hết sức khó khăn. Lý do là cây mía có sinh khối lớn, cây cao, to, thời gian sinh trưởng kéo dài, lại thường được thâm canh, trồng dày, lưu gốc nhiều năm.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mô hình thâm canh cải tạo vườn cây ăn quả theo hướng GAP (công nghệ sản xuất tiên tiến, năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm) tại 2 phường Minh Thành và Đông Mai (TX Quảng Yên) với 55 hộ tham gia, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 2 năm nhưng mô hình Câu lạc bộ (CLB) giống cây trồng tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ giống, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân trong xã. CLB cũng góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống hội viên nông dân trên địa bàn.