Đà Lạt Khan Hiếm Thịt Heo

Tại chợ trung tâm Đà Lạt mỗi ngày tiêu thụ 25-30 tấn thịt heo, nhưng mấy ngày nay tiểu thương không có thịt để bán do các lò mổ ngừng hoạt động.
Ông Trần Đức Hải, cán bộ kiểm soát giết mổ gia súc tại khu giết mổ tập trung của Đà Lạt cho biết, khu lò mổ tập trung có 6 lò giết mổ đăng ký hoạt động, mỗi ngày giết mổ khoảng 150 con heo cung cấp cho thị trường. Nhưng đêm 11/5 chỉ có một lò hoạt động với số lượng giết mổ 12 con, qua ngày 12/5 các chủ lò mổ tại đây đều ngưng hoạt động.
Theo Ban quản lý chợ Mới Đà Lạt, nơi có 60 quầy hàng thịt heo, lượng thịt về chợ quá ít nên giá thịt heo ở chợ trong hai ngày qua tăng 20.000-40.000 đồng một kg, tùy loại thịt. Dù tiểu thương tại chợ lấy thịt từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng lượng thịt heo về chợ đều khan hiếm do các chủ lò mổ đồng loạt ngừng hoạt động, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.
Một chủ lò mổ cho biết lý do phải ngưng hoạt động giết mổ vì từ hơn 3 tháng nay các lò mổ luôn phải bù lỗ. Giá 1kg heo hơi mua vào 53.500 đồng, trong khi giá thịt bán ra sau giết mổ chỉ từ 58.000 đến 64.000 đồng một kg, trừ các khoản chi phí, thuế, mỗi kg thịt heo lò giết mổ phải bù lỗ 7.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thủy sản, từ nay đến cuối quý II.2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Tây Ninh sẽ đạt khoảng 8.000 tấn cá các loại. Trong đó cá tra đạt khoảng 5.000 tấn.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã thiết kế chế tạo hoàn chỉnh hệ thống thiết bị nuôi công nghiệp cá hồi. Hệ thống được thiết kế theo nguyên lý sử dụng nước tuần hoàn, nuôi trong bể com-pô-dít với mật độ cao, sản lượng đạt từ 60 đến 70 kg/m3, có chế độ tự động cho thức ăn, các yếu tố môi trường được kiểm soát thường xuyên.

Trong chương trình chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa sang nuôi thuỷ sản, Nhà Bè là một trong những đơn vị đi đầu về những mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Song, tình hình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.

Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2014 ước đạt 369,5 nghìn tấn (tăng 4% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 228,5 nghìn tấn (tăng 7,6%), sản lượng nuôi trồng đạt 141 nghìn tấn (đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2013)

Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.