Đà Lạt Khan Hiếm Thịt Heo

Tại chợ trung tâm Đà Lạt mỗi ngày tiêu thụ 25-30 tấn thịt heo, nhưng mấy ngày nay tiểu thương không có thịt để bán do các lò mổ ngừng hoạt động.
Ông Trần Đức Hải, cán bộ kiểm soát giết mổ gia súc tại khu giết mổ tập trung của Đà Lạt cho biết, khu lò mổ tập trung có 6 lò giết mổ đăng ký hoạt động, mỗi ngày giết mổ khoảng 150 con heo cung cấp cho thị trường. Nhưng đêm 11/5 chỉ có một lò hoạt động với số lượng giết mổ 12 con, qua ngày 12/5 các chủ lò mổ tại đây đều ngưng hoạt động.
Theo Ban quản lý chợ Mới Đà Lạt, nơi có 60 quầy hàng thịt heo, lượng thịt về chợ quá ít nên giá thịt heo ở chợ trong hai ngày qua tăng 20.000-40.000 đồng một kg, tùy loại thịt. Dù tiểu thương tại chợ lấy thịt từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng lượng thịt heo về chợ đều khan hiếm do các chủ lò mổ đồng loạt ngừng hoạt động, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.
Một chủ lò mổ cho biết lý do phải ngưng hoạt động giết mổ vì từ hơn 3 tháng nay các lò mổ luôn phải bù lỗ. Giá 1kg heo hơi mua vào 53.500 đồng, trong khi giá thịt bán ra sau giết mổ chỉ từ 58.000 đến 64.000 đồng một kg, trừ các khoản chi phí, thuế, mỗi kg thịt heo lò giết mổ phải bù lỗ 7.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16.9, Hội thảo khởi động dự án cải thiện thu nhập cho nông dân vùng Tây Bắc Việt Nam do Chính phủ Australia tài trợ đã khai mạc tại Hà Nội.

Nguyên nhân chính là bà con không chịu đổi diện tích đất ruộng hoặc cho thuê. Tôi đang có ý định mở rộng diện tích nuôi cá nhưng xem ra còn rất lâu mới có thể đạt được ý định. Tôi cũng nghe có chủ trương dồn điền đổi thửa nhưng chưa thấy địa phương triển khai.

Những ngày này khi Nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản đang triển khai, thì tại các xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi đã xuất hiện những người môi giới “tư vấn” ngư dân để vay nguồn vốn này nhằm trục lợi. Do vậy, ngư dân cần cảnh giác…

Năm nay là năm thứ 5 liên tiếp, HTX Đông Giang 2, phường Đông Giang (thành phố Đông Hà, Quảng Trị) được mùa tôm sú. Với 19,5 ha ao nuôi trên tổng số 50 hộ dân tham gia, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi hộ nuôi tôm lãi ròng khoảng 200 triệu đồng, trong đó hộ lãi cao nhất gần 500 triệu đồng.

Theo đó, sản phẩm cá thát lát Hậu Giang phải được sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đáp ứng được các tiêu chí gồm thớ thịt có màu trắng trong tự nhiên, thịt dai, cơ thịt mịn, săn chắc. Cá thát lát là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang được xem là ngon nhất khu vực ĐBSCL với nhiều cách chế biến như chả cá thát lát nấu canh, cá thát lát chiên muối sả…