Đà Lạt Khan Hiếm Thịt Heo

Tại chợ trung tâm Đà Lạt mỗi ngày tiêu thụ 25-30 tấn thịt heo, nhưng mấy ngày nay tiểu thương không có thịt để bán do các lò mổ ngừng hoạt động.
Ông Trần Đức Hải, cán bộ kiểm soát giết mổ gia súc tại khu giết mổ tập trung của Đà Lạt cho biết, khu lò mổ tập trung có 6 lò giết mổ đăng ký hoạt động, mỗi ngày giết mổ khoảng 150 con heo cung cấp cho thị trường. Nhưng đêm 11/5 chỉ có một lò hoạt động với số lượng giết mổ 12 con, qua ngày 12/5 các chủ lò mổ tại đây đều ngưng hoạt động.
Theo Ban quản lý chợ Mới Đà Lạt, nơi có 60 quầy hàng thịt heo, lượng thịt về chợ quá ít nên giá thịt heo ở chợ trong hai ngày qua tăng 20.000-40.000 đồng một kg, tùy loại thịt. Dù tiểu thương tại chợ lấy thịt từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng lượng thịt heo về chợ đều khan hiếm do các chủ lò mổ đồng loạt ngừng hoạt động, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.
Một chủ lò mổ cho biết lý do phải ngưng hoạt động giết mổ vì từ hơn 3 tháng nay các lò mổ luôn phải bù lỗ. Giá 1kg heo hơi mua vào 53.500 đồng, trong khi giá thịt bán ra sau giết mổ chỉ từ 58.000 đến 64.000 đồng một kg, trừ các khoản chi phí, thuế, mỗi kg thịt heo lò giết mổ phải bù lỗ 7.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện NĐ số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua 5 năm triển khai, việc phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch hành động 5 năm và chính sách cơ bản nhằm thúc đẩy lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thông qua mô hình canh tác quy mô lớn. Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng trong Nội các ở thủ đô Tôkyô ngày 25/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói: “Chính phủ cần phải dồn toàn bộ sức lực vào việc xây dựng các quan hệ đối tác kinh tế cấp cao phù hợp với việc vực dậy các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp”.

Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường nông sản, cần nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện sản xuất và minh bạch hệ thống phân phối sản phẩm.

Việc sử dụng nhiều phân bón vô cơ và các loại thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa đã và đang gây nguy hại nghiêm trọng đối với môi trường và cả sức khỏe của con người. Trước tình trạng này, ngày càng có nhiều địa phương ở Nam Bộ ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá hại lúa. Công nghệ thân thiện và hiệu quả này có một cái tên khá dân dã và lãng mạn: đó là mô hình ruộng lúa bờ hoa.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vụ hè thu năm 2011, bà con nông dân ven biển tỉnh Trà Vinh chuyển đổi trồng dưa, nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên kết quả đã đạt được vụ dưa thắng lợi cả về năng suất và giá cả