Đà Lạt Khan Hiếm Thịt Heo

Tại chợ trung tâm Đà Lạt mỗi ngày tiêu thụ 25-30 tấn thịt heo, nhưng mấy ngày nay tiểu thương không có thịt để bán do các lò mổ ngừng hoạt động.
Ông Trần Đức Hải, cán bộ kiểm soát giết mổ gia súc tại khu giết mổ tập trung của Đà Lạt cho biết, khu lò mổ tập trung có 6 lò giết mổ đăng ký hoạt động, mỗi ngày giết mổ khoảng 150 con heo cung cấp cho thị trường. Nhưng đêm 11/5 chỉ có một lò hoạt động với số lượng giết mổ 12 con, qua ngày 12/5 các chủ lò mổ tại đây đều ngưng hoạt động.
Theo Ban quản lý chợ Mới Đà Lạt, nơi có 60 quầy hàng thịt heo, lượng thịt về chợ quá ít nên giá thịt heo ở chợ trong hai ngày qua tăng 20.000-40.000 đồng một kg, tùy loại thịt. Dù tiểu thương tại chợ lấy thịt từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng lượng thịt heo về chợ đều khan hiếm do các chủ lò mổ đồng loạt ngừng hoạt động, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.
Một chủ lò mổ cho biết lý do phải ngưng hoạt động giết mổ vì từ hơn 3 tháng nay các lò mổ luôn phải bù lỗ. Giá 1kg heo hơi mua vào 53.500 đồng, trong khi giá thịt bán ra sau giết mổ chỉ từ 58.000 đến 64.000 đồng một kg, trừ các khoản chi phí, thuế, mỗi kg thịt heo lò giết mổ phải bù lỗ 7.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm

Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành hàng đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ông Nhãn đã tận dụng 2 ha mặt nước để nuôi cá linh từ năm 2007 đến nay, mỗi năm cá linh của ông nuôi trong ao đều thắng đậm, bán được giá cao mà vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Trong tháng 2/2014, nông dân đã thả nuôi vụ tôm mới trên diện tích hơn 30.620ha. Trong đó, nuôi tôm sú công nghiệp - bán công nghiệp hơn 1.030ha, còn lại là thả nuôi với các hình thức khác như: quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp, nuôi tôm thẻ chân trắng...

Trong quá trình tìm hiểu vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu tại chỗ và cho hiệu quả kinh tế cao, ông Nguyễn Công Minh (Bình An, Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) đã chọn nuôi gà Đông Tảo (còn gọi là gà Đông Cảo).

Thương lái đặt vấn đề mua lá khoai lang, mua đậu bắp xanh số lượng lớn nhưng “không chịu làm hợp đồng”. Đây là những kiểu mua bán lạ thường mà theo ông Lê Văn Trung- Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Thành Lợi (Bình Tân - Vĩnh Long) “trước giờ chưa từng gặp”.