Đà Lạt bất ngờ hủy lệnh cấm khoai tây Trung Quốc

Thông tin trên được ông Dương Ngọc Đức - Trưởng phòng Kinh tế TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết vào sáng nay (10.11).
Theo đó, điều kiện để khoai tây Trung Quốc được nhập vào chợ nông sản Đà Lạt là phải có đầy đủ chứng từ hóa đơn và phải cam kết không nhuộm đỏ khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt, thay vào đó chỉ được rửa sạch đất đen trước khi phân phối đi các nơi tiêu thụ.
Các tiểu thương khi xuất khoai tây ra khỏi chợ nông sản Đà Lạt đều phải gắn nhãn hiệu trên bao bì “Khoai tây xuất xứ từ Trung Quốc” hoặc “Khoai tây xuất xứ Đà Lạt” để tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Các nhãn hiệu này do Ban Quản lý chợ nông sản Đà Lạt phát hành theo nhu cầu của các vựa.
Tiểu thương phải cam kết không nhuộm đỏ khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt
Sáng nay, Ban Quản lý chợ nông sản Đà Lạt cũng đã tổ chức cuộc họp với các tiểu thương kinh doanh mặt hàng khoai tây tại chợ này để ký cam kết thực hiện điều kiện trên.
Trước đó ngày 21.10.2015, ông Võ Ngọc Hiệp, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt ký văn bản số 6057 với nội dung:
“Từ ngày 1.11.2015, cấm nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ đầu mối nông sản Đà Lạt để giả mạo khoai tây Đà Lạt phân phối đi nơi khác”.
Sau khi có lệnh cấm, một số tiểu thương thông báo trả lại sạp.
Bà Trần Thị Lan (tiểu thương tại chợ) cho biết, gia đình kinh doanh mặt hàng khoai tây hơn 4 năm nay, đa số hàng phải nhập từ Trung Quốc mới đủ cung cấp cho các đầu mối.
“Khoai tây Đà Lạt chỉ được 6 tháng trong năm, nếu như không nhập thêm từ Trung Quốc thì không đủ hàng bỏ cho các mối.
Hết mùa, chúng tôi lấy hàng đâu ra để giao cho khách.
Vì vậy, UBND TP không dỡ bỏ lệnh cấm thì tôi sẽ chuyển ra ngoài để kinh doanh”, bà Lan nói.
Một số tiểu thương cho biết nếu cấm thì tỉnh Lâm Đồng nên kiến nghị trung ương không cho nhập khẩu khoai tây Trung Quốc:
“Cho nhập nhưng lại cấm không cho mang vào chợ để đóng gói giao cho các đầu mối thì không ổn.
Nếu như chính quyền cấm không cho đưa vào chợ thì chúng tôi sẽ ra ngoài để kinh doanh”, một tiểu thương cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Toàn huyện Cam Lâm có 2.148ha mía, tập trung chủ yếu ở xã Cam Hiệp Nam (520ha), Cam An Bắc (hơn 500ha), tiếp đó là Cam Hiệp Bắc (210ha), Cam An Nam, Cam Phước Tây.

Vụ mía 2013 - 2014 ở Cam Lâm (Khánh Hòa) chữ đường không cao, giá thu mua giảm nên người trồng mía chỉ hòa vốn, thậm chí lỗ.

Do khu vực cháy quá rộng, gió mạnh nên công tác chữa cháy đành bất lực. Trên 20 hécta mía đang trong thời kỳ thu hoạch bị thiêu rụi hoàn toàn, ước tính tổng thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng.

Kinh nghiệm trồng dưa hấu lâu nay của bà con nông dân trong huyên Phú Tân (Cà Mau) là sau khi dứt mùa mưa, tận dụng đất vườn, bờ liếp để trồng dưa hấu ăn và bán trong dịp Tết. Với cách trồng dưa hấu này, năng suất sẽ đạt bình quân từ 3 tấn/công, nếu vào thời điểm dưa có giá thì hiệu quả mang lại khá cao.

"Tổ chức các phong trào thi đua trong nông dân sẽ giúp họ phát huy hiệu quả các nguồn lực Nhà nước hỗ trợ để vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng"