Đà Lạt bất ngờ hủy lệnh cấm khoai tây Trung Quốc

Thông tin trên được ông Dương Ngọc Đức - Trưởng phòng Kinh tế TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết vào sáng nay (10.11).
Theo đó, điều kiện để khoai tây Trung Quốc được nhập vào chợ nông sản Đà Lạt là phải có đầy đủ chứng từ hóa đơn và phải cam kết không nhuộm đỏ khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt, thay vào đó chỉ được rửa sạch đất đen trước khi phân phối đi các nơi tiêu thụ.
Các tiểu thương khi xuất khoai tây ra khỏi chợ nông sản Đà Lạt đều phải gắn nhãn hiệu trên bao bì “Khoai tây xuất xứ từ Trung Quốc” hoặc “Khoai tây xuất xứ Đà Lạt” để tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Các nhãn hiệu này do Ban Quản lý chợ nông sản Đà Lạt phát hành theo nhu cầu của các vựa.
Tiểu thương phải cam kết không nhuộm đỏ khoai Trung Quốc thành khoai Đà Lạt
Sáng nay, Ban Quản lý chợ nông sản Đà Lạt cũng đã tổ chức cuộc họp với các tiểu thương kinh doanh mặt hàng khoai tây tại chợ này để ký cam kết thực hiện điều kiện trên.
Trước đó ngày 21.10.2015, ông Võ Ngọc Hiệp, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt ký văn bản số 6057 với nội dung:
“Từ ngày 1.11.2015, cấm nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ đầu mối nông sản Đà Lạt để giả mạo khoai tây Đà Lạt phân phối đi nơi khác”.
Sau khi có lệnh cấm, một số tiểu thương thông báo trả lại sạp.
Bà Trần Thị Lan (tiểu thương tại chợ) cho biết, gia đình kinh doanh mặt hàng khoai tây hơn 4 năm nay, đa số hàng phải nhập từ Trung Quốc mới đủ cung cấp cho các đầu mối.
“Khoai tây Đà Lạt chỉ được 6 tháng trong năm, nếu như không nhập thêm từ Trung Quốc thì không đủ hàng bỏ cho các mối.
Hết mùa, chúng tôi lấy hàng đâu ra để giao cho khách.
Vì vậy, UBND TP không dỡ bỏ lệnh cấm thì tôi sẽ chuyển ra ngoài để kinh doanh”, bà Lan nói.
Một số tiểu thương cho biết nếu cấm thì tỉnh Lâm Đồng nên kiến nghị trung ương không cho nhập khẩu khoai tây Trung Quốc:
“Cho nhập nhưng lại cấm không cho mang vào chợ để đóng gói giao cho các đầu mối thì không ổn.
Nếu như chính quyền cấm không cho đưa vào chợ thì chúng tôi sẽ ra ngoài để kinh doanh”, một tiểu thương cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Hai ngành hàng cá tra và tôm ở ĐBSCL vẫn trong cơn khủng hoảng nợ kéo dài mấy năm nay, với "khối u" lớn nhất chưa xử lý được: DN chế biến chiếm dụng vốn của người nuôi và nợ xấu vốn vay ngân hàng.

Chiều 24.7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) phối hợp với UBND tỉnh và Ngân hàng BIDV tổ chức Hội nghị “Triển khai chính sách tín dụng quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ” về một số chính sách phát triển thủy sản.

Mùa sau nên trồng gì để “được mùa - tốt giá”, làm cách nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ chuẩn xuất khẩu, thương lái và các doanh nghiệp hỗ trợ thu mua giá cao, không phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc? Những câu hỏi thường trực đó rất nhiều nông dân phải xoay xở giải đáp khi chuẩn bị bắt tay vào vụ mùa kế tiếp ngay khi tình hình xuất khẩu nông sản từ đầu năm đến nay còn gặp nhiều khó khăn…

Đầu tư hơn 50 triệu đồng chi phí giống và vật tư ban đầu, sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn thanh long ruột đỏ của gia đình bà Lê Thị Nguyệt, ở khu phố 3, phường 1, thị xã Quảng Trị đã bắt đầu cho thu hoạch với năng suất, sản lượng cao. Bà Nguyệt ước tính dự kiến vụ này sẽ thu về gần một tấn quả, lợi nhuận từ loại cây trồng kinh tế này mang lại cho gia đình nguồn thu đáng kể.

Hiện một ký cá, tôm phải chịu gần 10 loại phí khác nhau trước khi lên tàu xuất khẩu đi các thị trường - đó là ý kiến phản ánh của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) trong công văn gửi Bộ Công thương.