Đã Ký Hợp Đồng Xuất Khẩu Được 3,6 Triệu Tấn Gạo

Thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến nay Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu 3,6 triệu tấn gạo, tăng 600.000 tấn so với thời điểm cuối tháng 3 vừa qua.
Theo VFA, các hợp đồng xuất khẩu được ký chủ yếu xuất sang các nước như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia… Trong đó, Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam khi số lượng hợp đồng xuất khẩu liên tục tăng cao trong thời gian gần đây.
Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực khu vực ĐBSCL cho biết, quí 1 năm nay xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn và chỉ đạt khối lượng trên 1 triệu tấn, giảm trên 40% cả về khối lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, gần đây tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam đang khôi phục mạnh trở lại và có nhiều tín hiệu vui khi hợp đồng xuất khẩu liên tục tăng cao.
Hiện giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL dao động từ 4.100 - 4.400 đồng/kg đối với IR 50404 tươi và 4.900 - 5.300 đồng/kg đối với lúa khô. Giá gạo nguyên liệu của giống IR 50404 có giá 6.700 - 6.900 đồng/kg (tùy chất lượng).
Riêng về chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, hiện 89 doanh nghiệp hội viên của VFA (được giao chỉ tiêu) đã mua được trên 700.000 tấn gạo, chiếm trên 70% kế hoạch mua 1 triệu tấn gạo trong vụ đông xuân 2011-2012.
Có thể bạn quan tâm

Để hạn chế sâu bệnh hại chè, bên cạnh sử dụng thuốc BVTV, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chăm sóc. Trong ảnh: Xã viên HTX Chè Tân Hương (xã Phúc Xuân, T.P Thái Nguyên) bón phân chuồng cho cây chè.

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) cải tạo đất trống, vườn tạp trồng hoa màu mang lại hiệu quả cao.

Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Gia Lai là 79.122 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 76.523 ha. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang và TP. Pleiku. Khoảng 3/4 diện tích cà phê hiện có trên địa bàn được trồng từ thời kỳ 1995-2000, trong đó nhiều diện tích đã được 20 năm tuổi.

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh, 6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%.

Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức nội tại của ngành và yêu cầu của thị trường, chỉ có cách nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng.