Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã trồng hơn 493ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc. Trong đó, Phước Lộc là xã có diện tích chè trồng dưới tán điều cao nhất (148ha), kế đến là thị trấn Đạ M’ri (113ha) và xã Hà Lâm (90ha). Các xã Đoàn Kết, Đạ P’Loa và Đạ M’ri, mỗi xã có gần 80ha.
“Trong số hơn 493ha chè hiện có, diện tích đang cho thu hoạch gần 200ha, sản lượng 1.487 tấn, năng suất bình quân đạt trên 63 tạ/1ha” - ông Trần Kim Trường, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đạ Huoai, cho biết. Theo ông Trường, điều đáng nói là, chỉ tính riêng trong năm 2014, diện tích chè được trồng mới ở Đạ Huoai tăng mạnh (trên 320ha). Sản lượng chè búp tươi cũng tăng đáng kể.
Nguyên nhân là do đầu năm 2014, chè búp tươi có giá bán 8.000 - 12.000 đồng/1kg, nên bà con nông dân đã chủ động trồng xen chè dưới tán điều và cây ăn quả, nhằm nâng cao thu nhập. Ngoài ra, so với những loại cây trồng khác, cây chè dễ trồng, sinh trưởng nhanh, cách chăm sóc cũng khá đơn giản và có thể giữ ẩm, chống xói mòn đất. Do vậy, bà con nông dân phát triển diện tích trồng chè dưới tán điều vừa để giữ ẩm, chống xói mòn vừa tăng thêm thu nhập.
Gia đình bà Vũ Thị Thuận (tổ 3, thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai) có 6ha chè trồng xen dưới tán điều. 6ha chè này đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho gia đình bà. “Mỗi năm, gia đình tôi thu trên 500 triệu đồng từ cây chè” - bà Vũ Thị Thuận nói.
Cùng có diện tích chè trồng xen dưới tán điều lớn nhất, nhì tại thị trấn Đạ M’ri, ông Trần Hải Sơn (tổ 3, thị trấn Đạ M’ri), chia sẻ: “Mô hình trồng xen chè dưới tán điều đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Trồng chè dưới tán điều vừa tiết kiệm nước, phân bón, vừa đỡ công chăm bón. Vì cùng một lúc chăm sóc cả hai loại cây”. “Trước đây, trồng chè là để lấy ngắn nuôi dài. Nhưng hiện tại, với giá chè bán khá cao, cây chè lại trở thành nguồn thu chính của gia đình” - bà Vũ Thị Thuận nói thêm.
Tương tự, gia đình ông K’Brớt và gia đình bà Ka Hiên (đều ở xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai) cũng có thu nhập khá cao từ diện tích chè trồng xen dưới tán điều.
Tuy nhiên, theo ông Trần Kim Trường, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đạ Huoai, cái khó nhất hiện nay là huyện vẫn chưa tìm được đơn vị ký kết thu mua chè cho bà con nông dân thông qua hợp đồng. “Lâu nay, bà con nông dân vẫn trồng và bán chè theo kiểu “thuận mua, vừa bán”, chứ chưa có những hợp đồng mua bán nguyên liệu dài hạn với các công ty hay đơn vị chế biến chè.
Chính sự thiếu “ràng buộc” đó, là những trở ngại cho việc phát triển diện tích trồng chè ở Đạ Huoai. Thêm nữa, chất lượng chè ra sao thì cho đến nay, ngành chức năng của huyện Đạ Huoai cũng chưa có những đánh giá cụ thể. Tuy nhiên, qua khảo sát bước đầu cho thấy, cây chè trồng ở đây sinh trưởng và phát triển tốt” - ông Trần Kim Trường trao đổi.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, trong những năm trở lại đây, diện tích trồng chè ở Đạ Huoai có sự gia tăng đáng kể, nhưng phần lớn là do bà con nông dân tự phát trồng. UBND huyện chưa có chủ trương và chưa khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích trồng chè. Tuy vậy, huyện cũng đang quan tâm chỉ đạo các ban, ngành chức năng của huyện tìm kiếm các đối tác trong việc thu mua chè, để giúp nông dân giải quyết “đầu ra” cho cây chè.
Có thể bạn quan tâm

Tái cơ cấu nghề khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải căn cứ vào các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển của trung ương, của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động nghề cá. Có vậy mới phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, thực hiện đúng kế hoạch và đem lại hiệu quả cao.

Điểm sáng nhất của xã Bình Phú vào thời điểm này là hạ tầng kinh tế được đầu tư đồng bộ. Giao thông nông thôn trên địa bàn đã được nhựa hóa và bê tông hóa, điện sinh hoạt cũng đã được phủ kín toàn xã... Hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ đã tạo “cú hích” để người dân Bình Phú tập trung phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

Chỉ còn 2 tuần nữa, lúa hè thu sẽ chính thức bước vào vụ thu hoạch. Thế nhưng hiện giờ, hàng loạt diện tích lúa ở huyện Nghĩa Hành có nguy cơ thất thu, thậm chí mất trắng do bị dịch hại đột ngột tấn công ở giai đoạn cuối…

Trong bản báo cáo tuần trước của đoàn kiểm tra cho biết, đoàn đã hoàn thành việc kiểm tra 90% số kho dự trữ toàn quốc, đã phát hiện ra gần 3 triệu tấn gạo bị hư hỏng nặng không dùng được cho người nhưng có thể dùng cho các mục đích khác như sản xuất ethanol, làm thức ăn chăn nuôi hoặc các ngành công nghiệp khác.

Ca cao trồng ở Việt Nam, đặc biệt tại Bến Tre, được các nhà nhập khẩu đánh giá là cho trái có chất lượng tốt hàng đầu thế giới. Lúc cao điểm, năm 2012, diện tích ca cao của Bến Tre lên đến 10.600ha.