Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Thủy Sản

Thạnh Phú (Bến Tre) có tổng diện tích nuôi thủy sản khoảng 16.650ha. Trong lĩnh vực ngư nghiệp, bên cạnh việc xác định con tôm là chủ lực, huyện vẫn khuyến khích người dân phát triển nuôi thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi.
9 tháng đầu năm, toàn huyện thả nuôi tôm sú và tôm thẻ là 15.237ha, đạt 99,8% so kế hoạch. Sản lượng thu hoạch đạt 6.300 tấn. Trong đó: diện tích tôm nuôi quảng canh, tôm lúa, tôm rừng là 14.187ha, hiện đang thu hoạch, với năng suất, sản lượng và hiệu quả khá cao. Diện tích thả nuôi tôm thâm canh ước khoảng 1.237ha, đạt 115,62% kế hoạch. Giá tôm thẻ chân trắng đang ở mức từ 170.000 đ/kg trở lên, tôm sú có giá dao động trên dưới 190.000 đ/kg.
Tôm càng xanh nuôi chuyên được tập trung ở các xã tiểu vùng I và nuôi xen lúa ở các xã tiểu vùng II và III, với diện tích 532ha, sản lượng thu hoạch khoảng 600 tấn. Diện tích nuôi sò khoảng 32ha, tập trung nhiều ở các xã Thạnh Phong và Thạnh Hải, sản lượng thu hoạch khoảng 369 tấn.
Mô hình nuôi cua xen trong ao đầm nuôi tôm sú phát triển khá, sản lượng thu hoạch 1.700 tấn đạt 86% kế hoạch. Huyện giữ vững diện tích nuôi cá so với cùng kỳ (417ha), sản lượng 6.500 tấn, đạt 92,85% so với kế hoạch.
Hoạt động các hợp tác xã Thủy sản ở các xã Thạnh Phong và Thạnh Hải tiếp tục được củng cố và duy trì. Huyện đã tiến hành Đại hội thường niên Hợp tác xã Bình Minh và Đại hội nhiệm kỳ 2013-2018 của Hợp tác xã Thạnh Lợi. Diện tích nuôi nghêu năm 2013 là 432ha, tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 225 tấn.
Ý thức phòng, chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản của người dân từng bước được nâng lên. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi được tăng cường nhằm hạn chế dịch bệnh, thiệt hại, đặc biệt tại các xã: An Điền, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải.
Trong 9 tháng đầu năm, tôm giống nhập tỉnh qua kiểm dịch khoảng 644 triệu con. Giống sản xuất tại địa phương qua kiểm dịch khoảng 11 triệu con. Ngoài ra, huyện cũng đã tổ chức kiểm tra và ra quyết định xử phạt 4 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực vận chuyển và kinh doanh tôm giống không kiểm dịch.
Trong 3 tháng cuối năm, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp; tăng cường kiểm tra, kiểm soát và phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh trên tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, các địa phương trên địa bàn TP đang tập trung lấy nước phục vụ gieo cấy vụ mùa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho ốc bươu vàng theo nguồn nước xâm nhập vào đồng ruộng.

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…

Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.