Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Thủy Sản

Thạnh Phú (Bến Tre) có tổng diện tích nuôi thủy sản khoảng 16.650ha. Trong lĩnh vực ngư nghiệp, bên cạnh việc xác định con tôm là chủ lực, huyện vẫn khuyến khích người dân phát triển nuôi thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi.
9 tháng đầu năm, toàn huyện thả nuôi tôm sú và tôm thẻ là 15.237ha, đạt 99,8% so kế hoạch. Sản lượng thu hoạch đạt 6.300 tấn. Trong đó: diện tích tôm nuôi quảng canh, tôm lúa, tôm rừng là 14.187ha, hiện đang thu hoạch, với năng suất, sản lượng và hiệu quả khá cao. Diện tích thả nuôi tôm thâm canh ước khoảng 1.237ha, đạt 115,62% kế hoạch. Giá tôm thẻ chân trắng đang ở mức từ 170.000 đ/kg trở lên, tôm sú có giá dao động trên dưới 190.000 đ/kg.
Tôm càng xanh nuôi chuyên được tập trung ở các xã tiểu vùng I và nuôi xen lúa ở các xã tiểu vùng II và III, với diện tích 532ha, sản lượng thu hoạch khoảng 600 tấn. Diện tích nuôi sò khoảng 32ha, tập trung nhiều ở các xã Thạnh Phong và Thạnh Hải, sản lượng thu hoạch khoảng 369 tấn.
Mô hình nuôi cua xen trong ao đầm nuôi tôm sú phát triển khá, sản lượng thu hoạch 1.700 tấn đạt 86% kế hoạch. Huyện giữ vững diện tích nuôi cá so với cùng kỳ (417ha), sản lượng 6.500 tấn, đạt 92,85% so với kế hoạch.
Hoạt động các hợp tác xã Thủy sản ở các xã Thạnh Phong và Thạnh Hải tiếp tục được củng cố và duy trì. Huyện đã tiến hành Đại hội thường niên Hợp tác xã Bình Minh và Đại hội nhiệm kỳ 2013-2018 của Hợp tác xã Thạnh Lợi. Diện tích nuôi nghêu năm 2013 là 432ha, tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 225 tấn.
Ý thức phòng, chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản của người dân từng bước được nâng lên. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi được tăng cường nhằm hạn chế dịch bệnh, thiệt hại, đặc biệt tại các xã: An Điền, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải.
Trong 9 tháng đầu năm, tôm giống nhập tỉnh qua kiểm dịch khoảng 644 triệu con. Giống sản xuất tại địa phương qua kiểm dịch khoảng 11 triệu con. Ngoài ra, huyện cũng đã tổ chức kiểm tra và ra quyết định xử phạt 4 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực vận chuyển và kinh doanh tôm giống không kiểm dịch.
Trong 3 tháng cuối năm, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp; tăng cường kiểm tra, kiểm soát và phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh trên tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm mới.

Thời tiết nắng liên tục thuận lợi cho thương lái ở xã Mỹ Đức (An Giang) trong việc phơi ớt khô bán sang Campuchia. Chị Nguyễn Ngọc Hiền, một thương lái có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề phơi ớt khô, cho biết: Gia đình chị đang phơi khoảng 15 tấn ớt. Ớt tươi được mua với giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg và phơi trong 7 ngày nắng là có thể bán cho các thương lái với giá dao động từ 56.000 - 60.000 đồng/kg. Ước tính bình quân mỗi ký ớt khô thu lãi từ 1.500 - 2.000 đồng. Một tấn ớt khô thương lái thu lãi khoảng 1,5 - 2 triệu đồng.

Cá bống tượng đang là một trong những loài thủy sản được người dân trong tỉnh Hậu Giang chuộng nuôi, vì giá bán trên thị trường cao hơn nhiều so với các loài khác. Tuy nhiên, lợi nhuận mà người nuôi thu được từ cá bống tượng hiện tại vẫn chưa cao, do những hạn chế về con giống.

Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.

Sau một thời gian triển khai quyết liệt, bảo hiểm (BH) cho cây lúa và vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà diễn ra khá thành công thì BH cho thủy sản lại đứng trước nhiều thách thức lớn. Ở các địa phương có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tôm, cá chết hàng loạt, người nuôi trồng đặt hy vọng nhiều vào việc đền bù nhanh chóng... lại xuất hiện thông tin có sự lợi dụng chính sách bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) để trục lợi từ phía người nuôi. Từ đó, quá trình bồi thường bị kéo dài và điều này đã trở thành lực cản trong quá trình triển khai chủ trương này trên diện rộng.