Đa Dạng Cơ Cấu Vật Nuôi Với Mô Hình Gà Lai Đông Tảo

Nhằm đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tháng 4/2014, Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ đã triển khai thực hiện mô hình thí điểm nuôi gà lai Đông Tảo trên địa bàn 5 phường: Tân Thanh, Mường Thanh, Him Lam, Noong Bua, Thanh Bình với số lượng 1.250 con gà cho 70 hộ dân. Sau hơn 2 tháng triển khai, bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Gia đình chị Phạm Thị Hồi, tổ 13, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ là một trong những hộ tham gia mô hình.
Gà Đông Tảo “xịn” có nguồn gốc ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nằm trong danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Gà lai Đông Tảo trưởng thành có cân nặng từ 2,5 – 2,8kg/con (gà mái), 3 – 3,5kg/con (gà trống).
Mô hình nuôi gà lai Đông Tảo là mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học. Khi triển khai mô hình này, người dân phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật như: úm gà con, phun thuốc sát trùng, tiêm chủng ngừa đầy đủ các bệnh... Mặt khác, khâu khử trùng chuồng trại phải đảm bảo, mỗi lần thay trấu độn chuồng là phải tiến hành phun thuốc khử trùng; khay máng để thức ăn phải được vệ sinh sạch sẽ...
Do đó, cán bộ Hội đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân tham gia mô hình nắm vững kiến thức về chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và chăm sóc thú y; ứng dụng tiến bộ KHKT vào chăn nuôi nhằm phòng ngừa và ngăn chặn, khống chế không để dịch cúm gia cầm phát triển trên diện rộng, đảm bảo khả năng chống chọi với dịch bệnh cho đàn gà ở mức cao nhất.
Sau hơn 2 tháng thực hiện mô hình, do tuân thủ đúng kỹ thuật, đàn gà không xảy ra dịch bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95%, trọng lượng trung bình đạt từ 800 - 1.000 gam/con. Nuôi gà lai Đông Tảo lợi nhuận cao hơn so với nuôi gà truyền thống, với giá bán trên thị trường từ 120.000 – 150.000 đồng/kg.
Chị Phạm Thị Hồi, tổ 13, phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ cho biết: Trước đây, gia đình cũng đã mua giống gà lai Đông Tảo về nuôi, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên năng suất không cao. Tôi tham gia mô hình với 30 con gà giống lai Đông Tảo, được hướng dẫn nuôi theo đúng kỹ thuật, cách phòng trừ bệnh và thực hiện tiêm chủng đầy đủ nên gà không bị mắc bệnh.
Sau một thời gian nuôi, bằng kinh nghiệm vốn có, cùng với sự hướng dẫn của cán bộ Hội, gà mau lớn, dễ nuôi, sức đề kháng cao, kỹ thuật nuôi gà và phòng trừ dịch bệnh giống như gà thả vườn nhưng phải chú ý chăm sóc kỹ trong giai đoạn 1 tháng tuổi.
Bà Trần Thị Mai, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Điện Biên Phủ cho biết: Nuôi gà lai Đông Tảo tương đối dễ, kỹ thuật xây dựng chuồng trại đơn giản, vì vậy, tùy vào điều kiện của thị trường, bà con có thể chọn nuôi thêm các giống gà khác, nhưng để việc chăn nuôi gà tại hộ gia đình thành công thì phải biết áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, tiêm phòng và sát trùng chuồng trại.
Có thể bạn quan tâm

Huyện ủy - UBND huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau - chi nhánh Bạc Liêu về việc chuẩn bị khai trương, kế hoạch sản xuất, kinh doanh sau khi chi nhánh đi vào hoạt động.

Trong tháng 8/2015, các doanh nghiệp đã tập trung chế biến được hơn 5.000 tấn thủy sản; trong đó, tôm chiếm hơn 4.900 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như: cá, mực... Cùng với chế biến, các doanh nghiệp cũng tập trung xuất bán từ đầu năm đến nay hơn 32.700 tấn tôm. So với cùng kỳ năm, hoạt động xuất khẩu năm nay gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh giá bán với nhiều nước xuất khẩu lớn trong khu vực, làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm.

Ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8.

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

Cùng với đà giảm của thị trường sữa thế giới và trong nước, ngành chăn nuôi bò sữa đang gặp nhiều khó khăn do liên kết giữa hộ nông dân và DN thiếu bền chặt.