Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đã Có Chủ Trương Bỏ 1 Vụ Lúa Để Trồng Màu

Đã Có Chủ Trương Bỏ 1 Vụ Lúa Để Trồng Màu
Ngày đăng: 11/06/2013

Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh (ảnh) vừa có chuyến khảo sát về tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bỏ 1 vụ lúa sang trồng 1 vụ màu ở một số địa phương ĐBSCL.

Phóng viên NTNN đã phỏng vấn nhanh Cục trưởng xoay quanh vấn đề này.

Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ lúa vụ 3. Theo ông liệu giải pháp này có khả thi?

- Bỏ 1 vụ lúa và chuyển đổi sang trồng các loại cây màu khác đã là chủ trương mà Bộ NNPTNT khuyến khích các địa phương thực hiện trong các năm qua. Thực tế hầu hết các tỉnh ĐBSCL đã thực hiện chủ trương này và nhiều mô hình trồng màu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa gấp nhiều lần, làm giàu cho nhiều nông dân.

Nếu bỏ 1 vụ lúa thì nông dân nên trồng loại cây gì để thay thế, thưa ông?

- Theo số liệu của các ban ngành, năm 2012 nước ta phải nhập khẩu đậu nành 1.276.000 tấn, với giá trị 755 triệu USD. Tương tự, bắp cũng phải nhập khẩu từ 1 - 1,2 triệu tấn/năm.

Đây là 2 mặt hàng nông sản mà nước ta hoàn toàn có khả năng gia tăng sản xuất, cần tính toán đẩy mạnh trồng trong cơ cấu mùa vụ. Ngoài ra, các loại rau màu có giá trị kinh tế cao cũng rất phù hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho nông dân vùng ĐBSCL.

Theo ông, nếu chúng ta bỏ hẳn 1 vụ lúa sang trồng màu thì liệu đầu ra có ai lo được như cây lúa không?

- Đây chính là vấn đề quan trọng nhất trong việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hiện nay. Thực tế Bộ NNPTNT đã khuyến khích chuyển đổi 1 vụ lúa sang 1 vụ màu trong nhiều năm qua nhưng nhiều tỉnh không đẩy diện tích màu lên được, một phần cũng vì nguyên nhân này.

Các loại rau màu, khoai lang, trái cây, chúng ta sản xuất chỉ mới tiêu thụ trong nước, xuất khẩu còn rất hạn chế hoặc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên việc tiêu thụ còn rất bấp bênh. Chính vì thế, trong vấn đề này, chúng ta phải rất linh hoạt, trồng màu xen lúa rải vụ ra.

Không nhất thiết là bỏ lúa vụ 3, mà tùy vào điều kiện đất đai thổ nhưỡng, thời tiết của từng vùng có thể bỏ lúa vụ 2 để trồng xen 1 vụ màu hoặc chỉ trồng 1 vụ lúa – 2 vụ màu trong 1 năm nhằm giảm áp lực tiêu thụ tập trung vào một thời điểm.

Như đã nói ở trên, 2 cây trồng chủ lực mà trong đợt khảo sát này chúng tôi thấy có thể chuyển đổi sang trồng thay 1 vụ lúa là bắp và đậu nành. Chúng ta phải xây dựng được một hệ thống phân phối và tiêu thụ cho 2 loại cây trồng này.

Nông dân sẽ sản xuất dựa trên đơn đặt hàng của DN. Khi đó khoa học kỹ thuật cũng phải đưa vào, việc liên kết 4 nhà là không thể thiếu. Tóm lại nhìn toàn cục để có thể bỏ 1 vụ lúa qua trồng 1 vụ màu là không dễ, cần phải có thời gian, đặc biệt phải có sự phối hợp đồng bộ cùng làm của rất nhiều ban ngành và thành phần kinh tế, xã hội.

Xin cảm ơn ông.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Cây Ăn Quả Ở Chợ Mới Phát Triển Cây Ăn Quả Ở Chợ Mới

Xác định phát triển cây ăn quả là một trong những hướng đi quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Những năm gần đây, huyện Chợ Mới đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn dựa vào điều kiện tự nhiên phù hợp với cây trồng.

25/11/2014
Na Và Dứa Được Bảo Hộ Nhãn Hiệu Tập Thể Na Và Dứa Được Bảo Hộ Nhãn Hiệu Tập Thể

Đây là hai nông sản chủ lực của huyện với hơn 1.700 ha na, 350 ha dứa cho thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng/ha/năm, chất lượng thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Doanh thu từ hai loại cây trồng này mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Việc bảo hộ nhãn hiệu giúp cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thuận lợi, nâng cao thu nhập cho nông dân.

25/11/2014
Trái Bưởi Trái Bưởi "Bàn Tay Phật" Đã Ra Thị Trường

Lần đầu tiên nông dân trồng bưởi ở ĐBSCL hết sức phấn khởi khi được Cty Nguyễn Gia (Hà Nội) đứng ra cung cấp vật tư (khuôn), kỹ thuật, đồng thời bao tiêu 100% sản phẩm bưởi bàn tay Phật (còn gọi là bưởi lễ Cát Tường) để tung ra thị trường Tết Ất Mùi sắp tới.

25/11/2014
Khai Mạc Hội Nghị Lần 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Châu Á Khai Mạc Hội Nghị Lần 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Châu Á

Ngoài ra, đây cũng là nơi tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác Việt Nam và quốc tế mở rộng mối quan hệ hợp tác, nghiên cứu, thị trường buôn bán thủy sản, sản phẩm thủy sản, thuốc thú y thủy sản nhằm mục đích thúc đẩy ngành NTTS tăng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sinh thái. Hội nghị DAA9 sẽ còn tiếp tục đến hết ngày 28/11.

25/11/2014
Hành Động Vì Ngành Cà Phê Bền Vững Hành Động Vì Ngành Cà Phê Bền Vững

Thời điểm này cũng chứng kiến sự đột phá trong đổi mới tổ chức ngành hàng với sự ra đời của Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Ban này là hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong nghiên cứu và đề xuất chính sách, điều phối việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, thông tin và đối thoại, xúc tiến thương mại…

25/11/2014