Đã Có 87 Trang Trại Trong Vùng Khuyến Khích Phát Triển Chăn Nuôi

Sáng 23-6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai (NN-PTNT) về việc đầu tư xây dựng thí điểm vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và Trảng Bom.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, trong vùng quy hoạch khuyến khích phát triển chăn nuôi của tỉnh hiện đang có 87 trang trại hoạt động, trong đó có 83 trang trại của huyện Cẩm Mỹ, 4 trang trại của huyện Xuân Lộc. Bên cạnh đó, tại xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất), Hợp tác xã chăn nuôi Tây Bạch Lâm (với 20 hội viên, tổng vốn góp 600 triệu đồng) và Hợp tác xã chăn nuôi Đông Đức Long (với 7 thành viên, tổng góp vốn 500 triệu đồng) cũng đã được thành lập.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi vẫn còn một số tồn tại như: công tác di dời, quản lý quy hoạch chưa cao (hiện huyện Trảng Bom vẫn còn 36 trang trại xây mới bên ngoài vùng quy hoạch); hạ tầng trong vùng quy hoạch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất thực tế; quá trình di dời, triển khai phát triển chăn nuôi còn chậm...
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đề nghị, trong thời gian tới Sở NN-PTNT phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong công tác rà soát và xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch; đồng thời làm việc với Sở Tài nguyên và môi trường thống nhất thực hiện các thủ tục đất đai, môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi tại các khu vực đã được quy hoạch. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch cụ thể về việc di dời các trang trại bên ngoài vào vùng quy hoạch; hỗ trợ đầu tư hạ tầng (đường, điện...) tại các vùng quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Những năm trở lại đây, phát triển cây ăn quả đã mang lại thu nhập khá cao cho người dân vùng ven thành phố Tuyên Quang. Để phát huy lợi thế này, thành phố đã chú trọng định hướng phát triển cho từng vùng gắn với quy hoạch chung của thành phố.

Thăm vườn đu đủ Thái Lan đang cho trái khá nhiều của gia đình ông Nguyễn Văn Nuôi ở khu Dốc Gáo, thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, chúng tôi ngạc nhiên trước cách làm khá hiệu quả của gia đình ông.

Theo Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), đến nay toàn huyện có hơn 20 ha bưởi da xanh trồng được 4 năm, tập trung tại xã Hồng Giang, Tân Quang.

Đây là ý kiến của bà Nguyễn Hồng Lý - Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội ND Việt Nam tại Hội nghị Sơ kết giữa nhiệm kỳ Ban chấp hành Hội ND tỉnh Bình Dương khóa 8 (2013-2018)

Sau 2 vụ SX thử, vừa qua Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên đã đề nghị tỉnh đưa giống lúa DQ 11 vào cơ cấu giống để các địa phương SX đại trà.