Đã Có 87 Trang Trại Trong Vùng Khuyến Khích Phát Triển Chăn Nuôi

Sáng 23-6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai (NN-PTNT) về việc đầu tư xây dựng thí điểm vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và Trảng Bom.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, trong vùng quy hoạch khuyến khích phát triển chăn nuôi của tỉnh hiện đang có 87 trang trại hoạt động, trong đó có 83 trang trại của huyện Cẩm Mỹ, 4 trang trại của huyện Xuân Lộc. Bên cạnh đó, tại xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất), Hợp tác xã chăn nuôi Tây Bạch Lâm (với 20 hội viên, tổng vốn góp 600 triệu đồng) và Hợp tác xã chăn nuôi Đông Đức Long (với 7 thành viên, tổng góp vốn 500 triệu đồng) cũng đã được thành lập.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi vẫn còn một số tồn tại như: công tác di dời, quản lý quy hoạch chưa cao (hiện huyện Trảng Bom vẫn còn 36 trang trại xây mới bên ngoài vùng quy hoạch); hạ tầng trong vùng quy hoạch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất thực tế; quá trình di dời, triển khai phát triển chăn nuôi còn chậm...
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đề nghị, trong thời gian tới Sở NN-PTNT phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong công tác rà soát và xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch; đồng thời làm việc với Sở Tài nguyên và môi trường thống nhất thực hiện các thủ tục đất đai, môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi tại các khu vực đã được quy hoạch. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch cụ thể về việc di dời các trang trại bên ngoài vào vùng quy hoạch; hỗ trợ đầu tư hạ tầng (đường, điện...) tại các vùng quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Hiện rải rác ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long... cá tai tượng nuôi đang gặp phải dịch bệnh chết hàng loạt. Quan sát thực tế cho thấy đa số cá trước khi chết thường bơi lờ đờ trên mặt nước, có những đốm loét ở miệng, mang và đuôi, bụng trướng nước, mật sưng to

Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Vân Đồn (Quảng Ninh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn cũng như các hộ dân. Việc nuôi trồng này huyện đang tập trung vào những đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ nuôi an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao thu nhập, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, gắn nuôi trồng với phát triển du lịch sinh thái biển đảo.

Trước tình trạng hàng loạt mặt hàng nông sản, thủy sản đồng loạt rớt giá, ngành nông nghiệp đang cùng với các bộ, ngành và các địa phương tập trung lo giải quyết vấn đề thị trường

Trong những năm gần đây, Tân Thắng (Bình Thuận) được biết đến là địa bàn nuôi dông với quy mô và số lượng trại lớn nhất huyện Hàm Tân. Bên cạnh mô hình nuôi dông, hiện nay, tại Tân Thắng đang xuất hiện một mô hình mới nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã do anh Đinh Hoàng Tâm ở thôn Phò Trì làm chủ.

Sở NN-PTNT tỉnh này cho biết, đến nay toàn tỉnh có 9.140ha lúa bị sâu, bệnh gây hại, giảm 641 ha so với trung tuần tháng 12 và giảm gần 12 ngàn ha so với cùng kỳ năm ngoái