Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cứu Vườn Thanh Long Bị Tuyến Trùng Tấn Công

Cứu Vườn Thanh Long Bị Tuyến Trùng Tấn Công
Ngày đăng: 13/05/2014

Hiện nay, rất nhiều vườn thanh long ở Bình Thuận bị tuyến trùng tấn công, gây hại ở các mức độ khác nhau. Mặc dù việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn nhưng đến đến thời điểm này nhiều nông dân trồng thanh long đã tìm được giải pháp ưng ý nhất.

Đối tượng gây hại nguy hiểm

Theo TS.Nguyễn Văn Nam - Trưởng bộ môn Bảo vệ thực vật (BVTV)- Trường ĐH Tây Nguyên, tuyến trùng là động vật không xương sống thuộc ngành giun tròn, kích thước rất nhỏ mắt thường không xem được mà chỉ có thể thấy bằng kính hiển vi.

Trên thanh long, chúng tấn công trực tiếp vào rễ gây ra sung rễ, thối rễ làm rễ mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng. Vườn thanh long bị tuyến trùng tấn công nặng sẽ ngả màu vàng teo tóp không còn khả năng nảy chồi, ra hoa đậu quả.

Năm 2012, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam đã tiến hành phân tích mẫu đất và rễ thanh long tại Bình Thuận thì phát hiện có 7 loài tuyến trùng với mật độ trung bình hơn 2.000 con/100g đất và gần 300 con/5g rễ tập trung vào 2 loài chính là Pratylenchus coffeae & Meloidogyne spp. Tuyến trùng nằm trong rễ là đối tượng hết sức nguy hiểm, chẳng những gây hại rễ mà còn mở đường cho một số loài nấm tấn công rễ làm giảm năng suất thanh long.

Ông Đỗ Minh Đồng - Trưởng nhóm thanh long VietGap xã Tân Lập, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận chia sẻ: “Cách đây 2 năm, tôi phát hiện cành cây bắt đầu ngừng phát triển, không đâm chồi, rễ sưng thối. Nghe nhiều người, tôi dùng đủ loại thuốc, phun có, rải gốc có, nhưng chẳng có kết quả gì”.

Sau khi tham quan mô hình quản lý tuyến trùng trên thanh long bằng giải pháp tưới Tervigo 020SC của Công ty Syngenta thấy hiệu quả tốt, tôi về áp dụng liền cho vườn nhà. Thật lạ, chỉ vài tuần sau khi xử lý bằng Tervigo, tôi thấy rễ trắng ra nhiều mà không bị sưng hay thối gì nữa.

Tiếp tục sử dụng lần hai cách lần thứ nhất 1 tháng thì thấy vườn đã bắt đầu đâm nhiều chồi. Đã gần 1 năm sau khi xử lý bằng Tervigo thì lượng chồi đã ổn định, có thể chong điện cho vụ nghịch sắp đến. Sau khi được tôi chia sẻ giải pháp này, các nhà vườn khác cũng đã áp dụng thành công”.

Cho kết quả nhanh

Anh Nguyễn Văn Giang cho hay: “Để bà con mình áp dụng dễ dàng, giảm công và chi phí thì cắt xéo cần phun 45-60o chọt thẳng qua lớp rơm mà không cần bới rơm ra. Theo đúng hướng dẫn, chỉ cần 100ml Tervigo + 100g Ridomil Gold + 50 lít nước là đủ phun hoặc tưới gốc cho 25-30 trụ thanh long”.

Nhiều người trồng thành long cũng tâm đắc khi nói về giải pháp Tervigo 020SC & Ridomild Gol 68WG của Syngenta: Sản phẩm này không có mùi hôi như một số sản phẩm rải gốc khác và đem lại kết quả nhanh chóng bất ngờ là chỉ sau 2 tuần xử lý đã thấy bộ rễ trắng xuất hiện không có nốt sần như trước, trái phát triển và nhiều hơn những trụ không xử lý bằng thuốc này.”

Ông Nguyễn Hữu Thanh - Giám đốc kỹ thuật Công ty Syngenta chia sẻ: “Tervigo 020SC là sản phẩm đặc trị tuyến trùng trên thanh long, tiêu, cà phê và một số cây trồng khác. Thuốc Tervigo 020SC ở dạng dung dịch với công nghệ tiên tiến của Syngenta khi tưới vào vùng rễ, là nơi mà mật số tuyến trùng tập trung cao, thuốc sẽ được duy trì bám quanh vùng rễ trong khoảng thời gian 30 ngày để phát huy hiệu quả quản lý tốt tuyến trùng.

Bên cạnh đó, các vết nơi mà vùng rễ bị tuyến trùng tấn công cũng là “cửa ngõ” để nấm bệnh xâm nhập vào, vì vậy để đạt hiệu quả tốt nhất bà con nên dùng thêm Ridomild Gold 68WG để giúp diệt nấm gây hại rễ đảm bảo bộ rễ phát triển tốt hơn”.


Có thể bạn quan tâm

Nhức Nhối Chuyện Bán Điều Non Ở Bình Phước Nhức Nhối Chuyện Bán Điều Non Ở Bình Phước

Với hơn 150 nghìn ha, tỉnh Bình Phước được coi là "thủ phủ điều của cả nước". Cây xóa đói, giảm nghèo một thời, nay vì mất giá, cho nên người dân chặt bỏ. Nhiều hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số không có vốn đầu tư, đất bạc màu là còn chung thủy với cây điều. Nhưng cơn lốc của thị trường, lại nảy sinh tình trạng bán điều non, gây nhức nhối ở các xã vùng sâu tỉnh Bình Phước.

14/05/2013
Triển Vọng Từ Hướng Trồng Rau Trong Nhà Lưới Triển Vọng Từ Hướng Trồng Rau Trong Nhà Lưới

Nhằm giúp nghề trồng rau phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, lần đầu tiên tỉnh ta đã đưa mô hình trồng rau an toàn (RAT) trong nhà lưới theo hướng VietGap vào sản xuất trên diện tích gần 40 ha tại các địa phương trọng điểm về trồng rau của tỉnh là An Hải (Ninh Phước), Hộ Hải (Ninh Hải) và phường Văn Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) mở ra triển vọng mới cho người trồng rau.

29/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Thương Phẩm Tại Huyện Ninh Sơn Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Thương Phẩm Tại Huyện Ninh Sơn

Tháng 8-2012, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện triển khai mô hình “Nuôi thử nghiệm cá diêu hồng” tại thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn. Sau 5 tháng thực hiện, mô hình đạt hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.

29/07/2013
Ninh Sơn Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Nâng Cao Chất Lượng Tổng Đàn Ninh Sơn Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Nâng Cao Chất Lượng Tổng Đàn

Để đạt được tốc độ tăng trưởng 11% trong năm 2013, bên cạnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, huyện Ninh Sơn xác định tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, nâng cao chất lượng tổng đàn.

29/07/2013
Phát Triển Đàn Bò Thịt Ở Phước Tuy (Bến Tre) Phát Triển Đàn Bò Thịt Ở Phước Tuy (Bến Tre)

Tổng đàn bò của huyện Ba Tri (Bến Tre) hiện có khoảng 71 ngàn con, trong đó xã Phước Tuy có trên 3.600 con. Ông Nguyễn Văn Lư - Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Phước Tuy, chia sẻ: “Những năm gần đây, nghề nuôi bò thịt phát triển mạnh, xã có hơn một ngàn hộ nông nghiệp thì hầu như nhà nào cũng nuôi từ một đến hai con bò, có nhà nuôi năm, bảy con đến cả chục con”. Nghề nuôi bò sinh sản, bò thịt vỗ béo đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và nhân rộng số hộ khá, giàu tại xã.

21/05/2013