Cứu Hộ Cá Heo Mắc Cạn Ở Đầm Nha Phu

Ngày 7-10, người dân phát hiện một con cá heo bị mắc cạn, có dấu hiệu đuối sức trôi dạt vào đìa nuôi trồng thủy sản của một hộ dân tại thôn Tân Đảo, Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), trên vùng viển thuộc đầm Nha Phu, vịnh Bình Cang.
Sau khi phát hiện, một số người dân nơi đây định chuẩn bị thực hiện nghi lễ chôn cất, thờ cúng cá heo theo tín ngưỡng của cư dân ven biển, nhưng nhờ thông báo và trợ giúp kịp thời của UBND xã Ninh Ích, người dân đã cùng Viện Hải Dương học Nha Trang phối hợp với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa giải cứu con cá heo này.
Theo Viện Hải Dương học Nha Trang, hiện con cá heo này đang được các nhà chuyên môn theo dõi và điều trị tích cực một số vết thương trên cơ thể và cho uống kháng sinh trong vòng một tuần để theo dõi, sau đó lấy máu đi xét nghiệm để xác định bệnh nếu có, bởi khi cá heo tấp vào bờ thường có dấu hiệu mắc bệnh hoặc gặp tai nạn bất thường. Quá trình điều trị, Viện Hải Dương học cũng đã phối hợp với chuyên gia cá heo Nga của Vinpearl và cũng thu nhận được những ý kiến đóng góp rất có giá trị.
Sáng ngày 9-10, sau 2 ngày được chăm sóc và điều trị, con cá heo đã có thể ăn được khoảng 2kg thức ăn mỗi ngày và đang có những dấu hiệu phục hồi. Sau quá trình chăm sóc, khi cá heo đã hoàn toàn khỏe mạnh và hoạt động bình thường, cơ quan chuyên môn sẽ thả cá về môi trường tự nhiên.
Trước đó, vào đầu tháng 4-2014, một con cá heo nặng gần 100kg, dài khoảng 2 mét đang trong tình trạng bị thương trôi dạt vào bờ biển Nha Trang (trước khách sạn Sunrise) đã được các chuyên gia cứu hộ thành công và thả bơi ra biển.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 11.305 hộ ngư dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh thả nuôi khoảng 40,8 triệu con cua biển giống trên diện tích 12.270 ha, tăng gần 2.000 ha so với cùng kỳ năm trước. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, thời gian qua nhờ thực hiện tốt công tác chuyển giao kỹ thuật nuôi cho nông dân, cùng với điều kiện thuận lợi về môi trường nước, nguồn cua giống, nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương (cá vụn, ruốc, còng...) nên ngư dân ở các vùng ven biển trong tỉnh đang tiếp tục đầu tư cải tạo, mở rộng diện tích mặt nước nuôi cua biển, tập trung nhiều nhất ở các xã Long Toàn, Long Khánh, Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải; xã Long Hòa, Hòa Minh, huyện Châu Thành...

Từ TP HCM, biết tin nhiều hộ dân nghèo khó ở đảo Nhím (xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh nhờ nuôi rắn mà thoát khỏi cơn bĩ cực của sự khó nhọc, chúng tôi lập tức lên đường

Tận dụng diện tích đất nhỏ hẹp (chỉ với 117 m2), anh Hồ Lâm Tuấn (khóm 1, phường 3, Tp. Vĩnh Long) đã đầu tư nuôi bồ câu Pháp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là loài vật dễ nuôi, có thể chăn nuôi ngay tại thành thị để phát triển kinh tế gia đình.

Việc nuôi tôm không tuân thủ khung lịch mùa vụ và khuyến cáo kỹ thuật cộng với khó khăn trong kiểm soát dịch là những lý do khiến dịch bệnh trên tôm phức tạp ngay từ đầu vụ tại một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và ĐBSCL.

Tuy không làm giàu nhanh nhưng việc tận dụng ao vườn để thả nuôi các loại thủy - hải sản cũng tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Ông Lê Văn Nhịn ở Ấp 8 (xã Hòa Hiệp - Tam Bình - Vĩnh Long) đã “sống được” với mô hình nuôi tôm càng xanh.