Cứu Hộ Cá Heo Mắc Cạn Ở Đầm Nha Phu

Ngày 7-10, người dân phát hiện một con cá heo bị mắc cạn, có dấu hiệu đuối sức trôi dạt vào đìa nuôi trồng thủy sản của một hộ dân tại thôn Tân Đảo, Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), trên vùng viển thuộc đầm Nha Phu, vịnh Bình Cang.
Sau khi phát hiện, một số người dân nơi đây định chuẩn bị thực hiện nghi lễ chôn cất, thờ cúng cá heo theo tín ngưỡng của cư dân ven biển, nhưng nhờ thông báo và trợ giúp kịp thời của UBND xã Ninh Ích, người dân đã cùng Viện Hải Dương học Nha Trang phối hợp với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa giải cứu con cá heo này.
Theo Viện Hải Dương học Nha Trang, hiện con cá heo này đang được các nhà chuyên môn theo dõi và điều trị tích cực một số vết thương trên cơ thể và cho uống kháng sinh trong vòng một tuần để theo dõi, sau đó lấy máu đi xét nghiệm để xác định bệnh nếu có, bởi khi cá heo tấp vào bờ thường có dấu hiệu mắc bệnh hoặc gặp tai nạn bất thường. Quá trình điều trị, Viện Hải Dương học cũng đã phối hợp với chuyên gia cá heo Nga của Vinpearl và cũng thu nhận được những ý kiến đóng góp rất có giá trị.
Sáng ngày 9-10, sau 2 ngày được chăm sóc và điều trị, con cá heo đã có thể ăn được khoảng 2kg thức ăn mỗi ngày và đang có những dấu hiệu phục hồi. Sau quá trình chăm sóc, khi cá heo đã hoàn toàn khỏe mạnh và hoạt động bình thường, cơ quan chuyên môn sẽ thả cá về môi trường tự nhiên.
Trước đó, vào đầu tháng 4-2014, một con cá heo nặng gần 100kg, dài khoảng 2 mét đang trong tình trạng bị thương trôi dạt vào bờ biển Nha Trang (trước khách sạn Sunrise) đã được các chuyên gia cứu hộ thành công và thả bơi ra biển.
Có thể bạn quan tâm

20 năm là khoảng thời gian quá dài để có thể đánh giá những được - mất mà mô hình tôm – lúa mang lại. Những cách làm hay, những kinh nghiệm qua các lần thất bại, cùng những đề xuất, kiến nghị của những người trong cuộc sẽ là bài học bổ ích cho việc tái cơ cấu sản xuất vùng tôm – lúa ở Sóc Trăng được hiệu quả và bền vững hơn.

Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam các tác động vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi do TS Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trình bày tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam số 4 ngày 8-9 tại Hà Nội cho thấy, ngành chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp sản xuất khi đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt.

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp với tỷ lệ 1/500.

Không chỉ trang bị kiến thức, tư vấn làm ăn cho bà con nông dân (ND) Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh còn làm đầu mối “tiếp sức” cho bà con ND sau học nghề được tiếp cận vốn ưu đãi, ký kết hợp đồng cung ứng giống, phân bón thức ăn và bao tiêu sản phẩm.

Sau hơn hai năm triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập người dân, phát triển KTXH trên địa bàn mà OCOP đã khẳng định thương hiệu riêng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh.