Cựu Chiến Binh Vươn Lên Làm Giàu

Cựu chiến binh (CCB) Cao Văn Tâm thôn Xuân Phú, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh được nhiều người khen ngợi ở ý chí, nghị lực vươn lên làm kinh tế giỏi.
Đi lên từ hai bàn tay trắng, ông Cao Văn Tâm quyết chí phải làm giàu bằng chính nghề nông truyền thống của ông cha. Hằng ngày, ông tìm đọc sách báo, xem truyền hình để học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả được truyền thông giới thiệu. Sau một thời gian tìm tòi, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng, mượn thêm tiền tích góp xây dựng chuồng trại nuôi gà, kết hợp với chăn nuôi gia súc và trồng rừng.
Nhìn đàn gà khỏe mạnh chuẩn bị xuất bán, CCB Cao Văn Tâm phấn khởi nói, có được thành công ngày hôm nay là nhờ Hội Nông dân, Hội CCB xã giúp đỡ. “Tôi tham gia trở thành hội viên “chăn nuôi, trồng trọt” của xã Tam Thái. Khi được trở thành hội viên chăn nuôi, trồng trọt, được tập huấn kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi gà và trồng keo đạt hiệu quả cao” - ông Tâm nói. Năm 2000, vợ chồng ông quyết định xây dựng chuồng trại nuôi gà trên 6 sào đất, trồng 1 héc ta keo.
Ban đầu do kiến thức lẫn kỹ thuật còn ít, nên gà nuôi chậm lớn, chết dần, còn keo thì mắc nhiều loại bệnh, cho năng suất thấp. Không nản chí, sau nhiều lứa nuôi gà, chăm bón cây keo ông dần tích lũy vốn kiến thức, kỹ thuật biết phòng ngừa, chăm sóc đàn gà ta sinh trưởng. Ông Tâm chia sẻ, để gà phát triển khỏe mạnh, không mắc dịch bệnh thì giai đoạn gà 5 - 30 ngày tuổi nhiệt độ cung cấp cho gà phải đạt 320c - 340c, khử trùng tiêu độc, tiêm phòng vắc xin và nhỏ phải đủ 7 vòng vắc xin.
Khi gà được 35 ngày tuổi thì thả ra vườn. Ngoài ra, ông Tâm còn tự ươm cây keo để trồng rừng. Bây giờ thì ông đã thạo với kỹ thuật chăm trồng keo, khi cây keo được 1 - 2 năm tuổi phải tỉa cành, phát dây leo bụi rậm cho cây thông thoáng, đủ quang hợp cho cây phát triển.
Hiện nay, trang trại của ông Tâm có gần 1.000 con gà ta đạt trọng lượng 1,2kg - 1,8kg và gần 1.000 con gà một tháng tuổi, giá bán một con gà thả vườn cao hơn giá gà nuôi công nghiệp 80.000 đồng/kg. Ông Tâm bảo một năm nuôi được ba lứa, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm ông thu được 90 - 100 triệu đồng. Ngoài ra, vợ chồng ông Tâm còn chăn nuôi bò, heo tận dụng nguồn thực ăn có từ máy xay xát của gia đình, lấy phân làm biogas, bón phân cho cây trồng, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.
Chủ tịch Hội CCB xã Tam Thái, Trương Minh Đức nhận xét: “Nhờ chịu khó, siêng năng không chịu đói nghèo, đến nay, gia đình CCB Cao Văn Tâm có trại chăn nuôi, kết hợp trồng rừng bài bản. Không chỉ làm giàu cho gia đình, CCB Cao Văn Tâm còn chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, cho nhiều hộ ở địa phương cùng nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo”.
Nguồn bài viết: http://baoquangnam.com.vn/kinh-te/thoi-su-kinh-te/201411/cuu-chien-binh-vuon-len-lam-giau-562340/
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) có phong trào trồng chuối tây tại các thửa đất đồi bạc màu cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Từ đầu năm 2014 đến nay, sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều khởi sắc trở lại, đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài với các doanh nghiệp ở Quảng Ngãi ngày càng nhiều hơn, giúp cho ngành gỗ ở Quảng Ngãi phục hồi sản xuất.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, 1 ha quýt đường hiện cho thu nhập gấp nhiều lần so trồng điều hoặc cao su. Tuy nhiên, trồng quýt đường đòi hỏi có sự am hiểu về loại cây này. Trồng 1 ha, tiền đầu tư giống, phân bón, công chăm sóc khoảng 30-40 triệu đồng.

Vừa qua, tàu vỏ composite câu cá ngừ đại dương của Công ty Yanmar (Nhật Bản) đặt hàng thử nghiệm cho ngư dân Việt Nam đã chính thức hạ thủy. Liệu đã đến lúc, tàu vỏ composite khẳng định vị thế.

Từ thực tế nhiều gia đình thiếu vốn, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, 22 hộ dân ở thôn 8 xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) đã thành lập Tổ giúp nhau phát triển kinh tế. Qua nhiều năm hoạt động, tổ thực sự đã là chỗ dựa tin cậy cho các tổ viên trong việc xóa đói giảm nghèo, làm giàu bền vững trên chính mảnh đất của mình.