Cựu Chiến Binh Nguyễn Thành Nga Làm Kinh Tế Giỏi

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Thành Nga nông dân sản xuất giỏi của địa phương.
Ông Nguyễn Thành Nga, hiện là Chi hội trưởng Cựu chiến binh thôn Gò Đền, xã Bắc Phong. Ông kể: “Tháng 12-1989, tôi xuất ngũ trở về địa phương, 2 vợ chồng ngày đi sửa đồng hồ dạo, tối thì ra đồng bắt cá đem ra chợ bán. Phải dành dụm, tiết kiệm mấy năm trời mới mua được miếng đất và mấy con cừu để chăn nuôi”.
Từ “mấy” con cừu chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng nhờ chịu khó học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nên gia đình ông Nguyễn Thành Nga đã mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay, gia đình ông đã có 2 ha đất trang trại, với đàn cừu gần 500 con, mỗi năm chỉ tính thu nhập từ cừu, gia đình ông đã có khoảng 200 đến 300 triệu đồng.
Ngoài ra, ông còn canh tác 7 sào ruộng lúa và kinh doanh buôn bán các mặt hàng điện tử dân dụng. Với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh, ông luôn sẵn sàng, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất cùng bà con nông dân địa phương…
Thông qua các buổi sinh hoạt, ông lồng ghép đưa nội dung phát triển kinh tế gia đình để các hội viên cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất. Đồng thời, đứng ra vận động góp vốn xoay vòng để hội viên trong chi hội hỗ trợ lẫn nhau cùng vươn lên thoát nghèo.
Cựu chiến binh Nguyễn Thành Nga luôn được bà con trong thôn quý mến, tin tưởng giao cho gia đình ông phụ trách máy ép thức ăn cho cừu do Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh hỗ trợ địa phương. Ông Phan Thanh Thiên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Bắc Phong, nhận xét: Cựu chiến binh Nguyễn Thành Nga là một trong những hội viên tiêu biểu.
Không chỉ giỏi làm kinh tế, gia đình ông còn là tấm gương sáng cho bà con lối xóm noi theo về sự hòa thuận, mẫu mực trong gia đình. Cả 4 người con của ông đều được học hành và trưởng thành, trong đó con trai đầu hiện đang công tác tại UBND huyện Thuận Bắc, 2 người con đang học cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi có mặt tại xã Cát Nê (Đại Từ - Thái Nguyên) vào đúng hôm Công ty cổ phần Đồng Xanh (Hưng Yên) đang tổ chức thu mua dưa chuột bao tử cho bà con nông dân nơi đây. Cầm số tiền vừa bán dưa chuột, khuôn mặt ai cũng rạng ngời.

Tháng 3/2013, Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Chiêm Hóa triển khai mô hình nuôi xen canh cá - lúa tại thôn Làng Tạc, Làng Non (xã Yên Nguyên).

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất cây trồng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế đã góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Nhiều mô hình, cách làm mới đã được triển khai. Việc trồng bí áp dụng công nhệ làm giàn leo, bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới cho người trồng bí.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha.

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.