Cựu Chiến Binh Nguyễn Thành Nga Làm Kinh Tế Giỏi

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Thành Nga nông dân sản xuất giỏi của địa phương.
Ông Nguyễn Thành Nga, hiện là Chi hội trưởng Cựu chiến binh thôn Gò Đền, xã Bắc Phong. Ông kể: “Tháng 12-1989, tôi xuất ngũ trở về địa phương, 2 vợ chồng ngày đi sửa đồng hồ dạo, tối thì ra đồng bắt cá đem ra chợ bán. Phải dành dụm, tiết kiệm mấy năm trời mới mua được miếng đất và mấy con cừu để chăn nuôi”.
Từ “mấy” con cừu chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng nhờ chịu khó học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nên gia đình ông Nguyễn Thành Nga đã mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay, gia đình ông đã có 2 ha đất trang trại, với đàn cừu gần 500 con, mỗi năm chỉ tính thu nhập từ cừu, gia đình ông đã có khoảng 200 đến 300 triệu đồng.
Ngoài ra, ông còn canh tác 7 sào ruộng lúa và kinh doanh buôn bán các mặt hàng điện tử dân dụng. Với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh, ông luôn sẵn sàng, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất cùng bà con nông dân địa phương…
Thông qua các buổi sinh hoạt, ông lồng ghép đưa nội dung phát triển kinh tế gia đình để các hội viên cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất. Đồng thời, đứng ra vận động góp vốn xoay vòng để hội viên trong chi hội hỗ trợ lẫn nhau cùng vươn lên thoát nghèo.
Cựu chiến binh Nguyễn Thành Nga luôn được bà con trong thôn quý mến, tin tưởng giao cho gia đình ông phụ trách máy ép thức ăn cho cừu do Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh hỗ trợ địa phương. Ông Phan Thanh Thiên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Bắc Phong, nhận xét: Cựu chiến binh Nguyễn Thành Nga là một trong những hội viên tiêu biểu.
Không chỉ giỏi làm kinh tế, gia đình ông còn là tấm gương sáng cho bà con lối xóm noi theo về sự hòa thuận, mẫu mực trong gia đình. Cả 4 người con của ông đều được học hành và trưởng thành, trong đó con trai đầu hiện đang công tác tại UBND huyện Thuận Bắc, 2 người con đang học cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

Nếu được chăm bón đầy đủ, hồng xiêm cho năng suất rất cao (có thể có đạt năng suất từ 30 - 40 tấn quả/ha). Giá của chúng lại chưa bao giờ rẻ. Vậy, sao ta chưa trồng hồng xiêm?

Tuy nhiên trong điều kiện của các phòng thí nghiệm trong nước, việc phân lập cũng như nuôi cấy virus này đang gặp khó khăn. Đồng thời với việc tiếp tục phân tích trong nước, các mẫu bệnh phẩm đã được gửi phân tích tại nước ngoài. Cũng theo tổ công tác , 2 chuyên gia hàng đầu về bệnh thủy sản của Tổ chức Y tế thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam cùng tham gia quá trình phân tích, chẩn đoán. Mục tiêu tìm ra nguyên nhân khiến tôm hùm lồng chết hàng loạt, đặc biệt là bệnh tôm sữa có thể sẽ được giải tỏa trước cuối tháng 11 năm nay.

Hợp tác xã (HTX) nuôi hàu lồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Ban đầu HTX có 25 xã viên và 20 lao động, sản xuất 8 bè với số vốn điều lệ 900 triệu đồng.

Chuyện củ khoai lang mà người dân trồng tại các Sau một thời gian tồn tại ở mức bán lãi cao, hiện đang bị thương lái ép giá thu mua với giá rẻ hơn nhiều. Nhưng, người nông dân tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn tiếp tục trông khoai vì tính ra vẫn có lãi.

Gia đình anh Bùi Văn Mỹ, ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ huyện Tam Nông trước đây có 8 công đất ruộng chủ yếu trồng lúa, thu nhập chỉ đủ ăn. Trong hoàn cảnh đó anh nhận thấy, muốn kinh tế phát triển cần có một mô hình mới để chuyển đổi nghề.