Cựu Chiến Binh Đặng Chiến Thuật Vươn Lên Từ Ý Chí

Ông Đặng Chiến Thuật sinh năm 1951, quê gốc ở tỉnh Nam Định. Ông nhập ngũ năm 1975, đơn vị Cục Hậu cần Quân khu 7, đến năm 1977 tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Ông xuất ngũ năm 1981 với thương tật một bên chân (thương binh 4/4).
Sau khi xuất ngũ, ông lập gia đình. Lúc đó, kinh tế rất khó khăn, nhà ít đất canh tác, càng khó khăn hơn khi 2 đứa con trai lần lượt chào đời. Với mong muốn thoát cảnh đói nghèo và có tiền lo cho con ăn học, ông quyết định cùng vợ và các con vào Nam lập nghiệp.
Năm 1990, ông đến thị trấn Sông Đốc sinh sống theo chương trình kinh tế mới. Ông được Nông trường Quốc doanh Sông Đốc cấp 2 ha đất, 1,5 ha đất ông trồng dừa, còn lại trồng lúa. Do đất nhiễm phèn nặng nên năng suất không cao, cái đói, cái nghèo cứ đeo bám vợ chồng ông.
Mặc dù một bên chân bị thương đã yếu, nhưng ông không ngại khó. Ngoài canh tác trên 2 ha đất được cấp, ông Thuật còn đi làm thuê, vợ ông ở nhà chăn nuôi heo, mua bán nhỏ kiếm thêm thu nhập. Sau gần 7 năm, nhờ chăm chỉ làm việc, vợ chồng ông trả hết nợ, mua thêm 2 ha đất vuông để nuôi tôm, cua, cá...
Nhờ cần cù lao động lại ham học hỏi kinh nghiệm áp dụng vào sản xuất nên mỗi năm gia đình ông có thu nhập khoảng 150 triệu đồng. Vợ chồng ông đã xây dựng được căn nhà khang trang, các con đều trưởng thành, con trai lớn làm kỹ thuật viên trại tôm giống, con trai kế công tác ở Quân khu 9, con út vừa tốt nghiệp Đại học Hàng hải.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, hiện nay, với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh khóm 11, cũng là người đã từng trải qua nỗi vất vả mưu sinh nên ông thấu hiểu cái khổ của đói nghèo, từ đó luôn quan tâm đến đời sống của hội viên. Mỗi khi được tham gia các lớp tập huấn hay học hỏi được kinh nghiệm làm ăn, ông đều hướng dẫn lại cho hội viên.
Ông Diệp Minh Thắng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn Sông Đốc, nhận xét: “Gia đình ông Thuật là tấm gương vượt khó nuôi dạy con cái thành tài. Riêng ông Thuật, là một người tích cực trong hoạt động xã hội, ông rất quan tâm đến đời sống của hội viên, giúp đỡ nhiều hộ khó khăn trong khóm có vốn đầu tư sản xuất với số tiền trên 50 triệu đồng”.
Với thành tích trong lao động và hoạt động xã hội, năm 2012-2013, ông Đặng Chiến Thuật được nhận giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp thị trấn, cấp huyện; danh hiệu người công dân kiểu mẫu, nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, nhu cầu lượng giống tôm càng xanh để nuôi trong toàn tỉnh An Giang khá cao, khoảng 40 – 50 triệu con giống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống của tỉnh rất thấp khoảng 15 triệu con, do vậy người nuôi phải nhập từ các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre….

Dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp ngay trong vụ nuôi đầu năm khiến tôm chết hàng hoạt, hoặc chậm phát triển. Về nguyên nhân dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết:

Đến thời điểm này, vùng nuôi thủy sản nước lợ ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã kết thúc công tác thả giống, tập trung vào chăm sóc và quản lý ao nuôi. Tổng lượng tôm giống nuôi thả năm nay khoảng 140 triệu con, trong đó có 85 triệu con tôm sú và 55 triệu con tôm thẻ.

Theo Liên trạm Thủy sản Ô Môn-Thới Lai-Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), hiện giá cá tra giống loại 2cm có giá bán 26.000 - 27.000 đồng/kg. Với giá bán này các hộ ương cá tra giống có lãi khoảng 6.500 đồng/kg, một số hộ nuôi đang thả nuôi mới, tuy nhiên tỷ lệ cá ương nuôi sống rất thấp. Giá các giống cá ruộng nhìn chung không tăng so với cùng kỳ do chưa vào vụ thả nuôi cá ruộng.

Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 6.000ha tôm nuôi của bà con huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bị thiệt hại. Tập trung nhiều ở các xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A và Vĩnh Lộc A. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu từ 1 - 2 tháng tuổi.