Cuối Vụ Giá Tôm Nuôi Nước Lợ Đồng Loạt Giảm

Hiện nay, hầu hết các ao nuôi tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh tại Tiền Giang nói riêng, cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung đang trong giai đoạn phơi ao, cải tạo nền đáy ao, để cắt mầm bệnh. Đối với các đầm tôm quảng canh cải tiến đã ngưng nuôi hơn 1 tháng nay, do không còn nước lợ và tôm thu hoạch hết. Chính vì vậy, hiện nay sản lượng tôm nuôi nước lợ còn rất ít nhưng giá giảm.
Ông Lê Văn Hoàng nuôi tôm ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông cho biết, thời điểm này hầu như các ao nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ở địa phương đều phơi đáy, cải tạo lại ao đầm, để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm chính vụ năm 2015 theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp tỉnh, chỉ còn một vài ao nuôi thả vụ 2 chuẩn bị thu hoạch, nên sản lượng tôm không nhiều nhưng giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng đồng loạt giảm giá trong nửa tháng qua. So với tuần đầu tháng 12/2014, giá tôm sú các loại đã giảm 20.000 đồng/kg, còn tôm thẻ chân trắng giảm 5.000 đồng/kg.
Một thương lái thu mua tôm ở huyện Tân Phú Đông bộc bạch, hiện nay trong tỉnh chỉ còn huyện Tân Phú Đông có số ít ao tôm sú nuôi thâm canh đang nuôi, các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, TX. Gò Công còn một vài ao nuôi tôm thẻ chân trắng, nên sản lượng tôm thu hoạch trong thời gian tới không đáng kể. Tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, giá tôm đồng loạt giảm từ 2.000 - 10.000 đồng/kg từ tuần đầu của tháng 12/2014 đến nay.
Theo số liệu thống kê toàn tỉnh Tiền Giang đến nay đã thả nuôi tôm nước lợ trên diện tích 5.357,9 ha, với 2.349,9 triệu giống. Trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh là 3.340,9 ha, nuôi quảng canh cải tiến là 2.017 ha. Tổng sản lượng tôm thu hoạch hơn 20.429 tấn/4.742 ha.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì tính đến tới thời điểm này, toàn tỉnh Đắk Nông đã hoàn thành việc thả giống nuôi thủy sản với tổng diện tích là 1.300 ha. Hiện tại, bà con đang tích cực chăn nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của ngành chuyên môn nhằm phòng chống các loại bệnh trong mùa mưa.

Tại buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến nguồn vốn cho vay phát triển nghề cá tra vào chiều 15-1, tại TP Cao Lãnh, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, cho biết trong năm 2012 các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hơn 11.522 tỷ đồng, tăng đến 69% so với năm 2011.

Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.