Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cuối Vụ Giá Tôm Nuôi Nước Lợ Đồng Loạt Giảm

Cuối Vụ Giá Tôm Nuôi Nước Lợ Đồng Loạt Giảm
Ngày đăng: 13/01/2015

Hiện nay, hầu hết các ao nuôi tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh tại Tiền Giang nói riêng, cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung đang trong giai đoạn phơi ao, cải tạo nền đáy ao, để cắt mầm bệnh. Đối với các đầm tôm quảng canh cải tiến đã ngưng nuôi hơn 1 tháng nay, do không còn nước lợ và tôm thu hoạch hết. Chính vì vậy, hiện nay sản lượng tôm nuôi nước lợ còn rất ít nhưng giá giảm.

Ông Lê Văn Hoàng nuôi tôm ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông cho biết, thời điểm này hầu như các ao nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ở địa phương đều phơi đáy, cải tạo lại ao đầm, để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm chính vụ năm 2015 theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp tỉnh, chỉ còn một vài ao nuôi thả vụ 2 chuẩn bị thu hoạch, nên sản lượng tôm không nhiều nhưng giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng đồng loạt giảm giá trong nửa tháng qua. So với tuần đầu tháng 12/2014, giá tôm sú các loại đã giảm 20.000 đồng/kg, còn tôm thẻ chân trắng giảm 5.000 đồng/kg.
Một thương lái thu mua tôm ở huyện Tân Phú Đông bộc bạch, hiện nay trong tỉnh chỉ còn huyện Tân Phú Đông có số ít ao tôm sú nuôi thâm canh đang nuôi, các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, TX. Gò Công còn một vài ao nuôi tôm thẻ chân trắng, nên sản lượng tôm thu hoạch trong thời gian tới không đáng kể. Tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, giá tôm đồng loạt giảm từ 2.000 - 10.000 đồng/kg từ tuần đầu của tháng 12/2014 đến nay.
Theo số liệu thống kê toàn tỉnh Tiền Giang đến nay đã thả nuôi tôm nước lợ trên diện tích 5.357,9 ha, với 2.349,9 triệu giống. Trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh là 3.340,9 ha, nuôi quảng canh cải tiến là 2.017 ha. Tổng sản lượng tôm thu hoạch hơn 20.429 tấn/4.742 ha.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Nấm Nghề Mới Ở Quế Nham Trồng Nấm Nghề Mới Ở Quế Nham

Với mong muốn phát triển nghề trồng nấm, xã Quế Nham, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung xây dựng làng nghề, mở rộng phạm vi sản xuất, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.

24/02/2014
Hiệu Quả Từ Việc Trồng Tiêu Bằng Trụ Cây Sống Hiệu Quả Từ Việc Trồng Tiêu Bằng Trụ Cây Sống

Vườn tiêu hơn 500 trụ là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh Lê Trung Nhớ (thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê - Gia Lai). Anh Nhớ cho biết: Gia đình tôi có hơn 1.000 trụ tiêu, trong đó khoảng 500 trụ được trồng bằng cây trụ chết (gỗ) mới thu hoạch được 2 năm thì xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bây giờ, gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào 500 trụ tiêu trồng bằng cây keo này mà thôi.

24/02/2014
Mô Hình Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn Mô Hình Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

22/03/2014
Tình Trạng Sùng Đất Hại Cây Trồng Lan Rộng Tình Trạng Sùng Đất Hại Cây Trồng Lan Rộng

Ghi nhận tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho thấy đã xuất hiện một loại sâu hại cây trồng, theo người dân địa phương gọi là sùng đất. Sùng đất ăn rễ và củ của hầu hết các loại cây trồng, gây thiệt hại lớn cho bà con trong khi người nông dân chưa có biện pháp khắc phục.

24/02/2014
Khôi Phục Vườn Tiêu Ở Tân Liên (Quảng Trị) Khôi Phục Vườn Tiêu Ở Tân Liên (Quảng Trị)

Cây hồ tiêu vốn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Tuy nhiên do sự bùng phát của các dịch bệnh, cụ thể là bệnh chết nhanh, chết chậm đã khiến đa số vườn tiêu của người dân rơi vào cảnh tiêu điều, xơ xác.

24/02/2014