Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cuối mùa, giá cà phê vẫn bất lợi

Cuối mùa, giá cà phê vẫn bất lợi
Ngày đăng: 06/09/2015

Biểu đồ 1: Giá cách biệt giữa giá arabica và robusta (nguồn: ICO)

Giá xuống mức thấp nhất của niên vụ

Giá cà phê nội địa đầu tháng Chín, tháng cuối cùng của niên vụ 2014-15 đã để mất mốc tâm lý quan trọng là 35 triệu đồng/tấn. Theo đà xuống trên sàn kỳ hạn, giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên tuần qua có lúc chỉ còn 34,5 triệu đồng/tấn, là mức thấp nhất trong niên vụ này. Đến sáng nay 5-9, giá cà phê tại nhiều nơi ở Tây Nguyên quanh mức 35 triệu đồng/tấn, mua bán rất chậm.

Như vậy, giá nội địa càng về cuối mùa càng xa mức cao 41 triệu đồng/tấn lập trong tháng 10-2015.

Xuất khẩu không đạt mục tiêu

Dù nay đang là tháng cuối cùng của niên vụ 2014-15, báo cáo mới đây của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho rằng mục tiêu xuất khẩu cà phê của niên vụ do ngành đặt ra là 1,4 triệu tấn xem ra rất khó đạt. Dựa trên báo cáo thống kê của BNN&PTNT, trong 10 tháng đầu niên vụ, cả nước chỉ mới xuất khẩu được 1,05 triệu tấn. Với tình hình giá cả tiếp tục xấu như thế này, có thể cả niên vụ này Việt Nam chỉ xuất khẩu chưa đến 1,2 triệu tấn cà phê.

Theo nhận định của một quan chức trong ngành, xuất khẩu không đạt mục tiêu là “do giá cà phê chưa có dấu hiệu phục hồi, nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu không mặn mà bán ra mà chỉ găm hàng chờ giá. Vì thế lượng tồn kho ngày càng lớn, gây áp lực rủi ro lên tiêu thụ cà phê vụ mới”.

Sở dĩ có tình trạng này vì đồng nội tệ của nhiều nước sản xuất sụt giảm mạnh so với đồng đô la Mỹ, một mặt cà phê nước ta bị các nước sản xuất khác cạnh tranh, mặt khác tiền đồng Việt Nam tuy có giảm giá nhưng so với đồng nội tệ các nước khác vẫn chưa thấm vào đâu và… niên vụ này cà phê Việt Nam mất mùa do thời tiết thất thường, vị quan chức phát biểu.

Giá kỳ hạn tiếp tục bất lợi

Trên sàn kỳ hạn cà phê robusta London, giá càng về cuối niên vụ càng xuống sâu. Nếu như trong tháng 10-2014 có lúc giá niêm yết trên sàn robusta đạt trên mức 2.200 đô la Mỹ/tấn, thì trong những ngày này giá đã xuống dưới mức 1.600 đô la/tấn.

Biểu đồ 2: Diễn biến tỷ giá cặp BRL/USD (nguồn: Anh Phan)

Thật vậy, đồng real Brazil (BRL) đã không ngừng phá giá. Tính đến hết tháng 8-2015, BRL so với đô la Mỹ đã về mức thấp nhất tính từ 12 năm nay. Qua mấy ngày đầu tháng 9-2015, đồng BRL tiếp tục phá giá, tính đến hôm qua 4-9-2015 BRL đã cận mức 1 đô la Mỹ ăn 3,8 BRL (xin xem biểu đồ 2).

Đồng BRL trong 8 tháng đầu năm nay đã mất trên 36% so với đồng đô la Mỹ, trên thị trường đầy rẫy cà phê Brazil, không chỉ arabica là mặt hàng chủ lực của Brazil mà nước này còn bán mạnh robusta, là món hàng chủ lực của Việt Nam do đồng tiền nước ta vẫn còn quá mạnh so với đồng BRL bị phá giá.

Biểu đồ 3: Diễn biến giá đóng cửa trên sàn kỳ hạn robusta London (nguồn: theice.com)

Đóng cửa phiên cuối tuần 4-9, giá kỳ hạn robusta London chốt mức 1.599 đô la/tấn, giảm 12 đô la Mỹ/tấn (xin xem biểu đồ 3), sàn arabica New York xuống 119.15 xu/cân Anh (cts/lb), giảm 4.9 cts/lb hay mất 108 đô la/tấn so với tuần trước.

Hàng tốt vẫn bán không chạy

Do sẵn hàng và giá rẻ, các nhà nhập khẩu đã sang Brazil để gom hàng trong khi cà phê robusta của Việt Nam khó bán được.

Đối với các nhà rang xay, cam kết cung ứng đều đặn và lâu dài là yếu tố quan trọng để giữ chân họ vì nếu nguồn của phê thất thường sẽ gây ảnh hưởng cho hoạt động sản xuất và chế biến của họ.

Mặt khác, đối với các nhà kinh doanh kinh nghiệm trên thị trường cà phê, khi quyết định mua hàng, họ còn dùng các thông số kỹ thuật thị trường quan trọng khác chứ không chỉ dùng giá niêm yết trên sàn kỳ hạn.

Giá cách biệt giữa loại cà phê arabica và robusta (arbitrage) là một chỉ số kỹ thuật thường được dùng để so sánh giá cà phê loại nào mắc, loại nào rẻ để quyết định mua hàng. Khi giá cách biệt giữa hai loại cà phê này càng gần nhau, người ta hiểu rằng giá arabica rẻ và quay sang mua loại ấy. Khi giá hai loại này giãn ra xa, chứng tỏ arabica mắc hơn và người ta lại thích mua robusta.

Nếu như đầu vụ vào tháng 10-2015, giá cách biệt này có lợi cho robusta vì bấy giờ giá cách biệt giữa hai sàn kỳ hạn arabica và robusta lên trên mức 125 cts/lb hay 2.750 đô la/tấn, thì trong tuần qua, mức chênh lệch này chỉ còn 47 cts/lb hay chừng 1.030 đô la/tấn (xin xem biểu đồ 1).

Bình thường, khi giá cách biệt giãn ra, các hãng rang xay thích mua robusta chất lượng cao để thay thế cho arabica quá mắc. Bấy giờ, robusta chất lượng cao như các loại chế biến ướt, đánh bóng… được ưa chuộng.

Do giá cách biệt đang có lợi cho cà phê arabica nên cà phê robusta loại tốt và chất lượng cao vẫn kẹt trong kho khó bán. Người trữ robusta loại tốt lại càng lỗ lớn do phải tốn  phí chế biến cao hơn so với loại bình thường.

Nên chăng phải tìm một cách kinh doanh cà phê hàng hóa theo một hướng khác chứ không thể cứ mỗi khi giá xuống, người người đánh tiếng mất mùa rồi đua nhau ôm hàng đợi giá lên để rồi doanh nghiệp thua lỗ và thị phần cà phê ngày càng mất vào tay nước khác?


Có thể bạn quan tâm

Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Thụy Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Thụy

Con tôm sú một thời là nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ nông dân ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Tuy nhiên, sau những vụ nuôi thất bát do dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt đã đẩy không ít nông dân lâm cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất.

16/05/2012
Cây Mì Trong Và Ngoài Mô Hình Ở Bình Thuận Cây Mì Trong Và Ngoài Mô Hình Ở Bình Thuận

Thực tế hiện nay, sự sụt giảm về giá cả, hoành hành của sâu bệnh khiến năng suất mì giảm, hiệu quả đầu tư của bà con bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, trồng mì theo mô hình trên địa bàn lại mang đến những kết quả bất ngờ.

16/05/2012
Trồng Hồng Xiêm Cho Năng Suất Cao Trồng Hồng Xiêm Cho Năng Suất Cao

Nếu được chăm bón đầy đủ, hồng xiêm cho năng suất rất cao (có thể có đạt năng suất từ 30 - 40 tấn quả/ha). Giá của chúng lại chưa bao giờ rẻ. Vậy, sao ta chưa trồng hồng xiêm?

17/05/2012
Tôm Hùm Chết Hàng Loạt Có Thể Do Một Loại Vi Khuẩn Tôm Hùm Chết Hàng Loạt Có Thể Do Một Loại Vi Khuẩn

Tuy nhiên trong điều kiện của các phòng thí nghiệm trong nước, việc phân lập cũng như nuôi cấy virus này đang gặp khó khăn. Đồng thời với việc tiếp tục phân tích trong nước, các mẫu bệnh phẩm đã được gửi phân tích tại nước ngoài. Cũng theo tổ công tác , 2 chuyên gia hàng đầu về bệnh thủy sản của Tổ chức Y tế thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam cùng tham gia quá trình phân tích, chẩn đoán. Mục tiêu tìm ra nguyên nhân khiến tôm hùm lồng chết hàng loạt, đặc biệt là bệnh tôm sữa có thể sẽ được giải tỏa trước cuối tháng 11 năm nay.

17/05/2012
Hợp Tác Xã Hàu Lồng - Triển Vọng Phát Triển Ở Cà Mau Hợp Tác Xã Hàu Lồng - Triển Vọng Phát Triển Ở Cà Mau

Hợp tác xã (HTX) nuôi hàu lồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Ban đầu HTX có 25 xã viên và 20 lao động, sản xuất 8 bè với số vốn điều lệ 900 triệu đồng.

19/05/2012