Cước Vận Tải Đè Nặng Xuất Khẩu Thủy Sản

Kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản quý I/2013 đã có sự bứt phá mạnh với mức tăng 35% so với năm trước. Tuy nhiên, sang quý II, các DN thủy sản đang vấp phải trở ngại khi cước vận tải biển đi EU đã tăng từ 600 – 1.200 USD/container tùy loại 20 feet hoặc 40 feet.
Tháng 3/2014, XK thủy sản ước đạt 574 triệu USD, tính chung kim ngạch XK mặt hàng này trong quý I năm nay đạt 1,61 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2013. Điều đáng nói là mặt dù gặp nhiều khó khăn nhưng các DN chế biến XK thủy sản vẫn kiên trì mở rộng XK vào các thị trường lớn.
Đơn cử như tại Mỹ, thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam hiện vẫn duy trì 26,36% tổng giá trị kim ngạch XK thủy sản; riêng 2 tháng đầu năm XK thủy sản sang Mỹ đã tăng 92% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đều có sự tăng trưởng mạnh với mức tăng tương ứng đạt 22,64%, 50,73% và 63,3%.
Năm 2014, XK thủy sản hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch 6,7 tỷ USD, tuy nhiên, mục tiêu này đang bị ảnh hưởng ít nhiều bởi giá vận chuyển tàu biển đang tăng đáng kể, gây nhiều khó khăn trong kinh doanh cho các DN. So với một số nước trong khu vực như Thái lan, Philippines thì giá cước vận tải biển của Việt Nam đang cao hơn từ 10-15%/container 20 feet.
Thế nhưng, từ đầu năm tới nay, các DN trong lĩnh vực thủy sản luôn nhận được thông báo tăng giá từ các hãng tàu với mức điều chỉnh vài trăm USD/container. Đơn cử giữa tháng 2/2014, nhiều hãng tàu nước ngoài đã đồng loạt thông báo tăng giá vận tải bằng container từ tháng 3 và 4/2014 đi các tuyến: châu u, châu Mỹ và Trung Đông.
Cụ thể, cước đi châu u tăng lên 700 USD/teu, đi Trung Đông tăng 500 USD/teu, châu Mỹ cũng tăng khoảng 300 USD teu. Các hãng tàu Cosco, U.S.Lines và Hapag-Lloyd cũng vừa có thông báo tăng giá cước từ ngày 1/4 đối với hàng hóa XK từ các nước, trong đó có Việt Nam, đến Mỹ và Canada với mức tăng 240 USD/container 20 feet, 300 USD/container 40 feet.
Do chiếm thị phần chi phối lên tới 90% nên việc tăng giá cước vận chuyển của các hãng tàu sẽ khiến DN XK thủy sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với những đơn hàng và hợp đồng đã ký từ đầu năm.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam, nhiều DN phải tăng chi phí từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng/tháng tùy theo lượng container xuất đi.
Ngoài ra còn nhiều phụ phí bất hợp lý khác mà chủ tàu đưa ra. Chỉ tính riêng XK cá tra, với mỗi đơn hàng DN phải tính toán chi li để thương thảo tăng thêm một vài cent cho một kg còn khó khăn thì việc tăng giá của các chủ tàu sẽ khiến mỗi kg cá phải chịu thêm từ 10-15cent phí vận chuyển, gây thiệt hại lớn cho DN.
Có thể bạn quan tâm

Khai thác tốt tiềm năng đất đai trong trồng trọt và chăn nuôi đã giúp nhiều nông dân huyện Lấp Vò tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Điển hình như hộ ông Phạm Quang Tuyến ở ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung với mô hình nuôi cá lóc, cá thác lác cườm kết hợp trồng xen canh mít thái trên bờ ao đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Điển hình là dự án phát triển sản xuất thâm canh lúa nếp gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện năm 2009 - 2011; mô hình gieo trồng giống lúa (N ưu 838, N ưu 7), 2 giống ngô lai NK 4.300 và DK 9955 và một số mô hình của giống lúa, ngô khác đã được khảo nghiệm trong 4-5 năm trở lại đây…

Ông Phạm Trường Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã thống nhất phê duyệt danh sách 40 ngư dân được vay vốn ngân hàng đợt 1 năm 2014 để đóng mới tàu cá theo chủ trương của Chính phủ. Đây là những ngư dân đầu tiên chuẩn bị được vay vốn theo Nghị định 67…

Theo đó, có 40 tàu được hỗ trợ vay vốn đóng mới tàu có công suất lớn để đánh bắt hải sản, trong đó có 37 tàu cá, 3 tàu dịch vụ hậu cần. Trong số đó có 15 tàu đóng mới bằng chất liệu vỏ thép, 2 chiếc bằng chất liệu vỏ composite, 23 chiếc bằng chất liệu vỏ gỗ.

Ngay sau khi dự án trồng mới 5 triệu ha rừng kết thúc, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu bảo vệ tốt hơn 13 triệu ha rừng hiện có, cả nước sẽ trồng mới 2,6 triệu ha rừng và có Kết luận về việc thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015. UBND tỉnh cũng đã có Quyết định thành lập Ban điều hành, Ban chỉ đạo thực hiện