Cước Vận Tải Đè Nặng Xuất Khẩu Thủy Sản

Kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản quý I/2013 đã có sự bứt phá mạnh với mức tăng 35% so với năm trước. Tuy nhiên, sang quý II, các DN thủy sản đang vấp phải trở ngại khi cước vận tải biển đi EU đã tăng từ 600 – 1.200 USD/container tùy loại 20 feet hoặc 40 feet.
Tháng 3/2014, XK thủy sản ước đạt 574 triệu USD, tính chung kim ngạch XK mặt hàng này trong quý I năm nay đạt 1,61 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2013. Điều đáng nói là mặt dù gặp nhiều khó khăn nhưng các DN chế biến XK thủy sản vẫn kiên trì mở rộng XK vào các thị trường lớn.
Đơn cử như tại Mỹ, thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam hiện vẫn duy trì 26,36% tổng giá trị kim ngạch XK thủy sản; riêng 2 tháng đầu năm XK thủy sản sang Mỹ đã tăng 92% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đều có sự tăng trưởng mạnh với mức tăng tương ứng đạt 22,64%, 50,73% và 63,3%.
Năm 2014, XK thủy sản hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch 6,7 tỷ USD, tuy nhiên, mục tiêu này đang bị ảnh hưởng ít nhiều bởi giá vận chuyển tàu biển đang tăng đáng kể, gây nhiều khó khăn trong kinh doanh cho các DN. So với một số nước trong khu vực như Thái lan, Philippines thì giá cước vận tải biển của Việt Nam đang cao hơn từ 10-15%/container 20 feet.
Thế nhưng, từ đầu năm tới nay, các DN trong lĩnh vực thủy sản luôn nhận được thông báo tăng giá từ các hãng tàu với mức điều chỉnh vài trăm USD/container. Đơn cử giữa tháng 2/2014, nhiều hãng tàu nước ngoài đã đồng loạt thông báo tăng giá vận tải bằng container từ tháng 3 và 4/2014 đi các tuyến: châu u, châu Mỹ và Trung Đông.
Cụ thể, cước đi châu u tăng lên 700 USD/teu, đi Trung Đông tăng 500 USD/teu, châu Mỹ cũng tăng khoảng 300 USD teu. Các hãng tàu Cosco, U.S.Lines và Hapag-Lloyd cũng vừa có thông báo tăng giá cước từ ngày 1/4 đối với hàng hóa XK từ các nước, trong đó có Việt Nam, đến Mỹ và Canada với mức tăng 240 USD/container 20 feet, 300 USD/container 40 feet.
Do chiếm thị phần chi phối lên tới 90% nên việc tăng giá cước vận chuyển của các hãng tàu sẽ khiến DN XK thủy sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với những đơn hàng và hợp đồng đã ký từ đầu năm.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam, nhiều DN phải tăng chi phí từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng/tháng tùy theo lượng container xuất đi.
Ngoài ra còn nhiều phụ phí bất hợp lý khác mà chủ tàu đưa ra. Chỉ tính riêng XK cá tra, với mỗi đơn hàng DN phải tính toán chi li để thương thảo tăng thêm một vài cent cho một kg còn khó khăn thì việc tăng giá của các chủ tàu sẽ khiến mỗi kg cá phải chịu thêm từ 10-15cent phí vận chuyển, gây thiệt hại lớn cho DN.
Có thể bạn quan tâm

Trong số 5 tàu đầu tiên được chọn thí điểm khai thác cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản, riêng anh La Tình (xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) có 4 tàu. “Quy trình đánh bắt quá cầu kỳ, mất thời gian trong khi giá chỉ cao hơn giá cũ 20%. Đi hai trăng rồi 4 tàu lỗ 400 triệu”, anh Tình kể.

Tuy nhiên, việc canh tác hồ tiêu như hiện nay tại đây vẫn mang tính thiếu bền vững, tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, tuổi thọ vườn cây giảm dần, làm cho năng suất chất lượng vườn cây nhanh xuống thấp. Chính vì vậy việc triển khai các dự án, mô hình trồng tiêu bền vững là giải pháp quan trọng trong thời gian tới.

Theo đó, đối với chăn nuôi hươu, huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình mới quy mô 10-20 con; cơ sở nuôi từ 20 con trở lên, hỗ trợ 30 triệu đồng mua giống, xây dựng chuồng trại và trồng cỏ VA06. Nhờ đó, đến nay, tổng đàn hươu toàn huyện lên đến trên 32.000 con.

Trung tuần tháng 9, chúng tôi về xã Hải Tây (Hải Hậu). Trong khi ở nhiều địa phương khác, lúa mùa mới đang bắt đầu trỗ thì hầu hết các cánh đồng của Hải Tây, lúa đã chín đỏ, chuẩn bị cho thu hoạch.

Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.