Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần 2 phác họa những nông dân thầm lặng

Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần 2 phác họa những nông dân thầm lặng
Ngày đăng: 08/10/2015

Nhân Lễ trao giải cuộc thi, nhà báo Lưu Quang Định - Trưởng Ban tổ chức cuộc thi đã trả lời phỏng vấn của báo chí.

Thưa nhà báo Lưu Quang Định, được biết cuộc thi viết THNDVN đã diễn ra được 2 lần. Vậy xuất phát từ đâu, Báo NTNN có ý tưởng tổ chức cuộc thi này?

- Như chúng ta đều biết, hiện nay gần 70% dân số Việt Nam vẫn sống ở nông thôn, trong đó 50% lực lượng lao động vẫn làm nông nghiệp, là nông dân.

Người nông dân không chỉ là lực lượng chủ công trong các cuộc chiến tranh giữ nước, bảo vệ độc lập dân tộc trong suốt chiều dài 4.000 năm lịch sử, không chỉ bảo đảm lương thực thực phẩm cho gần 90 triệu người dân hiện nay, sản phẩm của nông dân còn tham gia ngày càng mạnh mẽ vào xuất khẩu.

Trong top 10 sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay, nông sản chiếm tới 3–4 mặt hàng: Lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, gỗ…

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2014 đạt tới 31 tỷ  USD.

 

Nhà báo Lưu Quang Định (giữa) trao đổi với Ban giám khảo cuộc thi viết tại buổi chấm chung khảo ngày 29.9.

Có nhiều đóng góp như vậy, nhưng vai trò của người nông dân vẫn chưa được nhìn nhận đúng. Như đồng chí Nguyễn Quốc Cường – Chủ tịch T.Ư Hội NDVN đã từng tổng kết trên diễn đàn Quốc hội:

“Người ND Việt Nam có 5 cái nhất: Nghèo nhất, nhiều bức xúc nhất, hy sinh lớn nhất, đóng góp nhiều nhất, hưởng lợi từ thành tựu đổi mới ít nhất”.

Có thể nói, có một cái “nhất” nữa là ít được ghi nhận và tôn vinh nhất. Những bàn chân thầm lặng của họ chỉ in dấu trên mảnh ruộng, bờ ao mà ít được ngợi ca.

Chính vì thế, T.Ư Hội NDVN đã giao Báo NTNN – cơ quan ngôn luận của Hội NDVN, tiếng nói rất thân thiết, gần gũi với bà con nông dân, tổ chức cuộc thi viết THNDVN nhằm phát hiện, biểu dương những tấm gương nông dân trên khắp mọi miền của đất nước, để từ đó nhân rộng nhiều thêm những tấm gương này, để toàn xã hội và bản thân những người nông dân cũng thấy rằng:

Những việc mà những người nông dân ưu tú, xuất sắc đã và đang làm được trong những năm qua là rất đáng tự hào.

Qua các tác phẩm dự thi, ông đánh giá thế nào về cách sản xuất, làm ăn của nông dân ngày nay?

- Qua 2 lần tổ chức cuộc thi, năm 2013-2014 và 2014-2015,  chúng tôi nhận được hàng nghìn tác phẩm dự thi của hàng trăm tác giả chuyên và không chuyên. Qua những tác phẩm gửi đến cuộc thi, phác họa về người – nông – dân – thời – kỳ - hội -  nhập đã hoàn toàn khác.

Đó là những người nông dân có tri thức kỹ thuật, hiểu biết sâu sắc về thị trường, về đầu vào – đầu ra, về cạnh tranh, có ý chí làm ăn lớn và khát vọng làm giàu mạnh mẽ.

Ví dụ như chân dung anh nông dân trẻ ở Bắc Ninh - Nguyễn Đăng Cường qua tác phẩm “Người thu phục đôi cánh vịt trời”. Hiện mỗi tháng trang trại này mang lại cho gia đình anh 600 triệu đồng lợi nhuận.

Hàng ngày anh lái chiếc xe hơi trị giá cả tỷ đồng chỉ để đi ký hợp đồng... bán vịt. Hay chân dung nông dân Nguyễn Văn Khanh qua tác phẩm “Cánh đồng lớn giữa Đồng Tháp Mười” làm tới 80ha lúa mà không... bẩn chân. Mỗi vụ ông thu cả chục tỷ đồng từ bán lúa. Và còn rất nhiều nông dân làm ăn giỏi như thế, hơn thế.

Cuộc thi lần này cũng mở rộng thêm “sân chơi” khi khuyến khích các tác giả viết về những tập thể, hợp tác xã có cách làm hay. Ông có thể nói rõ hơn về nội dung này?

- Như chúng ta đã biết, trong sản xuất nông nghiệp ngày nay, bất kỳ ai cũng vậy, không thể làm giàu nếu chỉ đứng một mình, mà cần phải có sự liên kết với nhau. Trong đó, mô hình hợp tác xã kiểu mới là một hình thức liên kết tốt nhất để gắn kết những hộ cá thể, những nông dân có chung nhóm sản xuất hợp lại với nhau.

Trong cuộc thi viết THNDVN năm nay, tác phẩm “Hợp tác xã kiểu ông Ân” của tác giả Trần Văn Việt đoạt giải Nhất, đó là minh chứng sống động cho tính thời sự của câu chuyện liên kết đối với nông dân.

Tác phẩm này đã thể hiện sinh động nhất, thực chất nhất về mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới -mô hình rất cần được nhân rộng.

Xin cảm ơn ông!

11 tác phẩm đoạt giải cuộc thi

Giải Nhất: Hợp tác xã "kiểu ông Ân” - Trần Văn Việt (Hà Nội)

Giải Nhì: Bay lên từ vực thẳm - Sơn Gia Bảo (Bắc Giang).

Giải Nhì: Lão nông 24 năm đắp đường làng cho dân - Dũ Tuấn (Quảng Nam)

3 Giải Ba:

Người giúp nhà nông vơi bớt nhọc nhằn - Tân Tiến (TP.Hồ Chí Minh)

Chuyện lạ về tỷ phú vùng 3 - Song Nguyên (Hà Nội)

Cả đời đắm đuối với rừng - Huy Hoàng (Tuyên Quang)

5 Giải Khuyến khích:

Ông chủ trại gà biến chất thải thành điện - Cẩm Châu (Đà Nẵng)

Cơm đùm, gạo bới lên núi chăn vọoc - Thanh Phương (Quảng Bình)

Gặp nông dân được Chủ tịch nước tặng huân chương - Chúc Ly (Cần Thơ)

Chàng trai đắm say với Quý Phi gà - Hồng Vũ (Hà Nội)

Cánh đồng lớn giữa Đồng Tháp Mười – Trần Trọng Trung (Đồng Tháp)


Có thể bạn quan tâm

Các Mô Hình Thủy Sản Mang Nguồn Lợi Cho Dân Các Mô Hình Thủy Sản Mang Nguồn Lợi Cho Dân

Điều kiện khí hậu của tỉnh Hà Giang rất thích hợp nuôi và phát triển nhiều loài cá. Ước tính hiện nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh khoảng 1.900ha; có nguồn nước dồi dào, nguồn thức ăn phong phú rất thuận lợi cho phát triển thuỷ sản.

15/09/2014
Mô Hình Làm Giàu Từ Nuôi Ếch Mô Hình Làm Giàu Từ Nuôi Ếch

Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).

15/09/2014
Tân Kỳ (Nghệ An) Hiệu Quả Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Tân Kỳ (Nghệ An) Hiệu Quả Từ Nuôi Trồng Thủy Sản

Những năm qua, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước, nông dân huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chuyển đổi được nhiều diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, tận dụng mặt nước hồ đập lớn để thả cá và nuôi cá lồng. Bởi vậy, hàng năm diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Tân Kỳ tăng từ 40 - 50 ha, sản lượng đánh bắt cá năm sau cao hơn năm trước.

15/09/2014
Sóc Trăng Có Hơn 18.000 Ha Tôm Nước Lợ Bị Thiệt Hại Sóc Trăng Có Hơn 18.000 Ha Tôm Nước Lợ Bị Thiệt Hại

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.

15/09/2014
Xuất Khẩu Cá Tra Phấn Đấu Đạt 2,3 Tỷ USD Xuất Khẩu Cá Tra Phấn Đấu Đạt 2,3 Tỷ USD

Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.

15/09/2014