Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cuộc Sống Trong Vùng Lũ Của Người Dân Miền Trung

Cuộc Sống Trong Vùng Lũ Của Người Dân Miền Trung
Ngày đăng: 21/10/2011

Lũ bất ngờ lên nhanh khiến hàng nghìn nhà dân ở miền Trung bị ngập trong nước, giao thông bị chia cắt, đời sống khốn đốn. Tại tỉnh Quảng Trị, sáng 17/10 đã có gần 14.000 ngôi nhà bị ngập, nơi sâu nhất lên tới 2,5m

Sống chung với lũ
Tại huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có hơn 6.000 nhà bị ngập, có nơi sâu 2-2,5m. Người dân phải di dời lên những khu cao hơn lánh tạm
Sống chung với lũ
Tại huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có hơn 6.000 nhà bị ngập, có nơi sâu 2-2,5m. Người dân phải di dời lên những khu cao hơn lánh tạm.
Sống chung với lũ
Đến trưa 17/10, các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi vẫn còn mưa to, nước lũ tiếp tục dâng cao. Theo ông Nguyễn Quân Chính (Phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị), địa phương có 14.000 ngôi nhà bị ngập
Sống chung với lũ
Trụ sở UBND xã cũng chìm trong nước lũ
Sống chung với lũ
Người dân phải dùng ghe thuyền làm phương tiện đi lại. Một số địa phương người dân phải chèo thuyền 6-8 km mới ra được chợ mua thức ăn
Sống chung với lũ
Nhiều trường học bị nước tràn lũ vào
Sống chung với lũ
Quốc lộ 8B nối từ quốc lộ 1A về các xã vùng thấp trũng của huyện Hải Lăng bị sạt lở. Người dân phải dùng bao cát cản nước và cắm biển cảnh báo người qua lại
Sống chung với lũ
Gia súc được người dân di dời lên cao, che chắn tạm chờ nước rút
Sống chung với lũ
Do nhà ngập không còn chỗ để rau cho lợn, ông Công Sang (xã Hải Thành) phải đứng trên ghe phơi rau lên mái nhà
Sống chung với lũ
Nước lũ có nguy cơ tiếp tục lên, người dân phải vận chuyển đồ lên cao để cất giữ. Điện bị cắt, mọi sinh hoạt diễn ra dưới ánh đèn dầu
Sống chung với lũ
Trẻ em chơi ngay trên chiếc giường được kê cao để tránh lũ
Sống chung với lũ
Việc di chuyển từ nhà này sang nhà khác gặp nhiều khó khăn, nam giới thường ở trần, đội quần áo giữa dòng nước ngập quá nửa người
Sống chung với lũ
Nhà bị ngập hơn 1 mét
Sống chung với lũ
Ai cũng lo lắng trước tình trạng mưa lũ kéo dài


Có thể bạn quan tâm

Cam, Bưởi Chẳng Phụ Công Người Cam, Bưởi Chẳng Phụ Công Người

“Ai cũng nói Lục Ngạn được trời phú cho chất đất hiếm nơi nào có. Vườn rộng mà không làm nên cơm cháo gì thì thật lãng phí. Vì thế tôi đã dồn hết tâm huyết vào chăm cây có múi để có hướng đi của riêng mình”. Anh Lưu Văn Sáng, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mở đầu câu chuyện về nghề làm vườn với chúng tôi như thế.

29/12/2014
Hậu Giang Đăng Ký Nhãn Hiệu Tập Thể Cho Xoài Cát Bảy Ngàn Hậu Giang Đăng Ký Nhãn Hiệu Tập Thể Cho Xoài Cát Bảy Ngàn

Ngày 24-12, tại UBND thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã đến khảo sát và làm việc với Hợp tác xã (HTX) xoài Bảy Ngàn để xây dựng nhãn hiệu tập thể. Tại đây, HTX đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục và gợi ý các mẫu logo nhãn hiệu xoài. Theo đó, HTX đã thống nhất chọn tên nhãn hiệu tập thể là Xoài cát Bảy Ngàn.

29/12/2014
Văn Chấn (Yên Bái) Thu Gần 100 Tỷ Đồng Từ Cam Văn Chấn (Yên Bái) Thu Gần 100 Tỷ Đồng Từ Cam

Với việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây ăn quả theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà vườn tập trung đầu tư phát triển mạnh các giống cam như: đường canh, cam sành, cam V2. Riêng cam đường canh, tính đến đầu tháng 12, nông dân trong huyện đã thu hoạch được trên 500 tấn.

29/12/2014
Sẽ Thu Gần 100 Triệu Đồng Mãng Cầu Sẽ Thu Gần 100 Triệu Đồng Mãng Cầu

Quả đúng vậy, ở thôn Phước Thọ, xã Tân Phước (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), ông là người thường xuyên có mãng cầu chính vụ và trái vụ, bán đi các nơi, kể cả ngoài tỉnh. Đất ở Tân Phước đa phần là đất cát pha, thích hợp với mãng cầu, chính vì vậy, khi nhiều người nông dân Tân Phước chuộng cây xoài, thanh long, ông vẫn tập trung vào mãng cầu, cho dù loại cây này dễ cỗi nếu chăm sóc không hợp lý, hoặc thiếu nước tưới bổ sung.

29/12/2014
Hiệu Quả Từ Dự Án Cây Có Múi Của JICA Hiệu Quả Từ Dự Án Cây Có Múi Của JICA

Dự án JICA - SOFRI “Tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng hệ thống canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả cho nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long” giữa Viện Cây ăn quả miền Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

29/12/2014