Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cuộc Sống Trong Vùng Lũ Của Người Dân Miền Trung

Cuộc Sống Trong Vùng Lũ Của Người Dân Miền Trung
Ngày đăng: 21/10/2011

Lũ bất ngờ lên nhanh khiến hàng nghìn nhà dân ở miền Trung bị ngập trong nước, giao thông bị chia cắt, đời sống khốn đốn. Tại tỉnh Quảng Trị, sáng 17/10 đã có gần 14.000 ngôi nhà bị ngập, nơi sâu nhất lên tới 2,5m

Sống chung với lũ
Tại huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có hơn 6.000 nhà bị ngập, có nơi sâu 2-2,5m. Người dân phải di dời lên những khu cao hơn lánh tạm
Sống chung với lũ
Tại huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có hơn 6.000 nhà bị ngập, có nơi sâu 2-2,5m. Người dân phải di dời lên những khu cao hơn lánh tạm.
Sống chung với lũ
Đến trưa 17/10, các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi vẫn còn mưa to, nước lũ tiếp tục dâng cao. Theo ông Nguyễn Quân Chính (Phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị), địa phương có 14.000 ngôi nhà bị ngập
Sống chung với lũ
Trụ sở UBND xã cũng chìm trong nước lũ
Sống chung với lũ
Người dân phải dùng ghe thuyền làm phương tiện đi lại. Một số địa phương người dân phải chèo thuyền 6-8 km mới ra được chợ mua thức ăn
Sống chung với lũ
Nhiều trường học bị nước tràn lũ vào
Sống chung với lũ
Quốc lộ 8B nối từ quốc lộ 1A về các xã vùng thấp trũng của huyện Hải Lăng bị sạt lở. Người dân phải dùng bao cát cản nước và cắm biển cảnh báo người qua lại
Sống chung với lũ
Gia súc được người dân di dời lên cao, che chắn tạm chờ nước rút
Sống chung với lũ
Do nhà ngập không còn chỗ để rau cho lợn, ông Công Sang (xã Hải Thành) phải đứng trên ghe phơi rau lên mái nhà
Sống chung với lũ
Nước lũ có nguy cơ tiếp tục lên, người dân phải vận chuyển đồ lên cao để cất giữ. Điện bị cắt, mọi sinh hoạt diễn ra dưới ánh đèn dầu
Sống chung với lũ
Trẻ em chơi ngay trên chiếc giường được kê cao để tránh lũ
Sống chung với lũ
Việc di chuyển từ nhà này sang nhà khác gặp nhiều khó khăn, nam giới thường ở trần, đội quần áo giữa dòng nước ngập quá nửa người
Sống chung với lũ
Nhà bị ngập hơn 1 mét
Sống chung với lũ
Ai cũng lo lắng trước tình trạng mưa lũ kéo dài


Có thể bạn quan tâm

Phập Phồng Xuống Giống Lúa Đông Xuân Phập Phồng Xuống Giống Lúa Đông Xuân

Những ngày này, tại một số cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nông dân đang tất bật các công đoạn bơm nước, ngâm ủ giống và đã bắt đầu xuống giống vụ lúa Đông xuân 2013-2014. Tuy nhiên, việc xuống giống lúc này của người dân cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết hiện nay.

26/11/2013
Hạt Tiêu Lại Hạt Tiêu Lại "Được Giá Thì Mất Mùa"

Giá tiêu hiện ở mức khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, tùy loại. Theo dự báo, giá tiêu có thể tăng thêm, bởi nhu cầu thế giới tăng, trong khi sản lượng tiêu ở các nước như Indonesia, Ấn Độ… đều giảm. Thế nhưng, niềm vui của người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh không được trọn vẹn bởi điệp khúc “được giá - mất mùa”.

26/11/2013
Mô Hình Cánh Đồng Mía Mẫu Hướng Đến Sản Xuất Bền Vững Mô Hình Cánh Đồng Mía Mẫu Hướng Đến Sản Xuất Bền Vững

Sở NN-PTNT Phú Yên đang triển khai mô hình cánh đồng mía mẫu tại 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh với tổng diện tích 40ha. Mô hình được áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đồng bộ từ các khâu làm đất, trồng, thu hoạch; sử dụng phân bón phù hợp với chất đất và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.

26/11/2013
Trà Vinh Sử Dụng Thùng Nhựa Ủ Rác Hữu Cơ Chuyển Hóa Thành Phân Compost Trà Vinh Sử Dụng Thùng Nhựa Ủ Rác Hữu Cơ Chuyển Hóa Thành Phân Compost

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh phối hợp với xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) triển khai thí điểm mô hình sử dụng thùng nhựa ủ rác hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chuyển hóa thành phân compost để bón cho cây trồng và bảo vệ môi trường.

26/11/2013
Tái Quy Hoạch Cây Cao Su Tái Quy Hoạch Cây Cao Su

Nước mắt của những người trồng cao su chưa kịp khô sau các cơn bão số 10, số 11 thì bão Haiyan lại tiếp tục khiến họ thót tim. Nỗi lo, nước mắt, chuyện tái nghèo… sẽ còn kéo dài nếu người dân cứ mãi đánh cược với “vàng trắng” trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

26/11/2013