Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cuộc Sống Mới Ở Vùng Nông Thôn Mới

Cuộc Sống Mới Ở Vùng Nông Thôn Mới
Ngày đăng: 02/01/2015

Điều cốt lõi của nông thôn mới là nâng cao chất lượng sống của nông dân, thể hiện rõ nhất ở mức thu nhập. Trong đó, 2 địa phương “đột phá” trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã đạt những con số ấn tượng: TX.Long Khánh đạt thu nhập bình quân 38,6 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 2 lần so với năm 2009), Xuân Lộc đạt 37,6 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3 lần so với năm 2008).

Nỗ lực đẩy mạnh phát triển sản xuất để nông dân ngày càng giàu lên là mục tiêu chung của Đồng Nai trong xây dựng nông thôn mới.
* Xóa xã nghèo
Hiện toàn tỉnh có 37 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 54 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, vượt gần 20% so với mục tiêu đề ra vào năm 2015. Trong đó, nhiều xã về đích sớm trong phong trào xây dựng nông thôn mới có điểm xuất phát rất thấp với mục tiêu không còn hộ nghèo ở xã nông thôn mới.
Ông Hoàng Thanh Lâm, Phó chủ tịch UBND xã Hàng Gòn, xã về đích sớm trong xây dựng nông thôn mới của TX.Long Khánh, chia sẻ: “Chúng tôi xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm là xã đặc biệt khó khăn, với mục tiêu vươn lên thoát nghèo, nhất là ở các khu vực tập trung đông người dân tộc thiểu số”.
Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu chỉ trồng được cây điều, không có người dân sinh sống vì thiếu điện, nước. Nhưng hiện nay, nông dân đang đẩy mạnh chuyển đổi sang cây trồng cho thu nhập cao, như: sầu riêng, chôm chôm, cà phê... thay vườn điều già cỗi. Thu nhập bình quân của người dân đã đạt mức gần 35,5 triệu đồng/người/năm. Xã cũng chỉ còn 2 hộ nghèo đang được hỗ trợ về bò giống, dê để thoát nghèo bền vững.
Ông Phan Sương, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Tân Phú, cho biết: “Địa phương đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cây trồng, mùa vụ nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Cụ thể mùa mưa lũ, một số vùng ven sông Đồng Nai, La Ngà của huyện bị ngập úng, địa phương tổ chức cho nông dân triển khai vụ sản xuất sớm hơn để né lũ”.
Tân Phú khó phát triển diện tích cây trồng nên huyện tập trung phát triển ngành chăn nuôi thủy sản, đại gia súc nhằm khai thác được lợi thế vùng ao hồ dọc sông, vùng đồi, ven rừng... Và hiện đã có những mô hình thành công, cho thu nhập cao, như: nuôi tôm càng xanh ở xã Trà Cổ, nuôi các loài đặc sản cá bống, cá tầm...
Xây dựng nông thôn mới, huyện chọn 3 xã yếu: Phú Thịnh, Phú Thanh, Phú Xuân làm xã điểm để tập trung xây dựng nông thôn mới với mục tiêu nâng cao chất lượng sống cho người dân. Nhiều hộ dân đã thoát nghèo bền vững nhờ được hỗ trợ con giống dê, bò... để phát triển chăn nuôi.
* Nông dân đang giàu lên
Ông Tư Kiệm, nông dân xã Phú Hòa, xã khó khăn nhất của huyện Định Quán, vui vẻ cho biết: “Tết vừa rồi, tôi thu được 1,2 tỷ đồng tiền bán bưởi. Nhờ lợi nhuận cao, tôi có vốn tiếp tục mở rộng diện tích trồng bưởi, khoan thêm giếng và lắp đặt hệ thống tưới tự động. Tôi cũng tự bỏ chi phí cải tạo đoạn đường đất dẫn vào vườn để thuận tiện hơn trong khâu vận chuyển nông sản”.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành, huyện Xuân Lộc, TX.Long Khánh đều bắt đầu xây dựng nông thôn mới từ khó khăn, nông dân phải trải qua 3 lần bị tổn thương: đều là những vùng đất lửa thời chiến tranh, thời nóng vội cải cách nông nghiệp và khi cơ chế thị trường bộc lộ những mặt trái. Đặc biệt, huyện Xuân Lộc với điểm xuất phát thấp nhất của tỉnh nhưng lại đi đầu trong hoàn thành nông thôn mới nên rất có ý nghĩa trong việc rút kinh nghiệm cho chương trình nông thôn mới của toàn tỉnh.
Bà Dương Thị Thu, nông dân xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc), người đã hiến hơn 500 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, chia sẻ: “Vụ thu hoạch vừa qua, nhiều hộ nông dân trồng tiêu đạt sản lượng trên 10 tấn/hécta. Nông dân ở xã đang giàu lên nhờ cây tiêu nên bà con rất vui vẻ đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Khi xã vận động hiến đất làm đường, bản thân tôi không hề băn khoăn đến việc mình mất bao nhiêu đất vì điều này mang lại lợi ích chung cho cả cộng đồng. Nông thôn mới đã làm thay đổi hẳn diện mạo địa phương với đường, điện về tận cánh đồng, góp phần giảm chi phí sản xuất. Nông dân cũng không còn lo nông sản bị ép giá vì đường sá đi lại khó khăn”.
Bí thư Thị ủy TX.Long Khánh Nguyễn Văn Nải nhấn mạnh: “Địa phương đã hết hộ nghèo, 80% hộ dân đạt khá, giàu. Nông dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.
Không chỉ những cây trồng đặc sản cho thu nhập cao, nhiều cánh đồng từng bị bỏ hoang vào vụ đông - xuân vì thiếu nước tưới thì nay đã được phủ xanh bằng hàng trăm hécta cây bắp cao sản. Trước đây thu nhập nông dân ở mức 50-60 triệu đồng/năm/hécta thì nay vươn lên 200-300 triệu đồng/năm/hécta.
Mỗi địa phương có đặc điểm khác nhau nên chúng tôi đi từ thực tế để có mô hình phù hợp. Sức dân mạnh nên có nguồn lực đóng góp xây dựng nông thôn mới”.


Có thể bạn quan tâm

“Viên Gạch” Đầu Cho Nền Nông Nghiệp Hiện Đại “Viên Gạch” Đầu Cho Nền Nông Nghiệp Hiện Đại

Nhu cầu sử dụng giống chất lượng đang ngày càng gia tăng, trong khi các đơn vị cung ứng trên địa bàn chỉ đáp ứng được 15-20% diện tích sử dụng. Từ vụ xuân 2014, Công ty TNHH MTV Giống & Vật tư nông nghiệp (VTNN) Mitraco tiến hành khảo nghiệm, sản xuất nhân lúa giống không chỉ nhằm chủ động nguồn cung ứng, tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng mà còn góp phần tái cơ cấu bộ giống chủ lực của tỉnh…

04/06/2014
Dưa Leo Tăng Giá, Lãi Trên 7 Triệu Đồng/công Dưa Leo Tăng Giá, Lãi Trên 7 Triệu Đồng/công

Ông Huỳnh Hồng Tiền, ngụ ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành (Châu Thành - An Giang) cho biết, ông trồng 1 héc-ta dưa leo đang cho thu hoạch, bán từ 7.000 – 9.000 đồng/kg (tùy loại), tăng gấp 3-4 lần so thời điểm Tết Nguyên đán. Với giá bán này, trừ các khoản chi phí, ông còn lãi trên 7 triệu đồng/công.

15/05/2014
Mỹ Tăng Thuế Chống Bán Phá Giá Cá Tra Việt Mỹ Tăng Thuế Chống Bán Phá Giá Cá Tra Việt

Thuế chống bán phá giá cá tra đối với các doanh nghiệp Việt Nam tăng lên 2,11 USD mỗi kg, thay vì mức 0,42 USD mỗi kg như đã công bố hồi tháng 3.

15/05/2014
Sóc Trăng Ngưng Cung Cấp Điện Nuôi Tôm Do Quá Tải Sóc Trăng Ngưng Cung Cấp Điện Nuôi Tôm Do Quá Tải

Chi nhánh Điện lực huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa thông báo sẽ ngưng cấp điện nuôi tôm công nghiệp qua bình hạ thế công cộng từ ngày 15-6. Đây chủ yếu là những hộ nuôi tôm công nghiệp tự phát, không có bình hạ thế riêng mà đấu nối qua bình hạ thế công cộng.

05/06/2014
Bán “Xoài Lá” Lợi Bất Cập Hại Bán “Xoài Lá” Lợi Bất Cập Hại

Do lợi nhuận trước mắt, nhiều nhà vườn đã bán “khoán” vườn xoài cho người khác chăm sóc và thu hoạch. Tuy nhiên, xét về lâu dài, hình thức này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển của cây và giá trị kinh tế của vườn.

15/05/2014