Cuộc Sống Khá Lên Nhờ Trồng Chanh Bông Tím

Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).
Trên 7000 m2 đất nhà, từ hơn 3 năm nay anh Minh chuyển đổi từ vườn cây ăn trái kém hiệu quả sang trồng chanh bông tím. Thời gian trồng, nếu chăm sóc tốt thì sau 30 tháng cây chanh cho thu hoạch.
Vui mừng trước thành quả lao động, anh cho biết: Cây chanh bông tím dễ chăm sóc, cho nhiều trái, nước thơm ngon. Trung bình mỗi tháng hái 1 lần, hơn 1 tấn trái. Mỗi năm chanh cho thu hoạch rộ từ tháng 7 - 8.
Giá bán thấp nhất 4.000 đồng /kg, cao nhất lên tới 30.000 đồng /kg. Hiện tại chanh có giá từ 20.000 - 25.000 đồng /kg. Như vậy thu nhập hàng năm trên dưới 150 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn dư 100 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Giàu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhị Bình rất phấn khởi trước sự “lên ngôi” của cây chanh bông tím. Chính nhờ cây chanh bông tím đã góp phần giúp cho một số hộ nghèo trong xã tăng thu nhập, vươn lên ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch đến năm 2016, các DN do Bộ NN-PTNT quản lí về cơ bản sẽ gần như không còn DN 100% vốn nhà nước.

Hà Giang hiện lên trước mắt chúng tôi là dặc dài núi đồi lô nhô với đá tai mèo rợn sắc. Đất canh tác khan hiếm, nước chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.

Việt Nam – Lào có truyền thống hợp tác, gắn bó lâu đời không chỉ trong thời chiến mà khi bước sang thời kỳ đổi mới, phát triển, mối tình hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước lại càng thắt chặt.

Sau gần 30 năm đẩy mạnh tiến trình khai phá Đồng Tháp Mười, Tiền Giang đã thành lập huyện Tân Phước giàu các tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, xây dựng những vùng chuyên canh cây trồng hướng đến xuất khẩu: Lúa, dứa, khoai, cây lâm nghiệp...

Niên vụ mía 2014 - 2015 ở xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã khép lại. Một vụ sản xuất gặp sâu bệnh, nắng hạn đã khiến nông dân kiệt quệ. Đã vậy, nhiều nông hộ còn đang đối mặt với việc bị Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa (KSC) phạt vi phạm hợp đồng (HĐ) vì không giao đủ số lượng mía như cam kết.