Cuộc Chiến Giá Gạo Châu Á Việt Nam Phải Đối Mặt

Giá gạo tại châu Á sẽ tiếp tục lao dốc còn Thái Lan thì tiếp tục xả hàng dự trữ kỷ lục và nguy cơ cuộc chiến về giá là có thật.
Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Quý Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn, Hội Khoa học Đông Nam Á thừa nhận một thực tế đáng lo ngại với gạo Việt Nam trong khi người dân vốn đã chán ruộng, tìm đường sinh sống khác.
Hiện Thái Lan đã lên kế hoạch bán 1 triệu tấn gạo mỗi tháng, gần gấp đôi lượng gạo xuất khẩu trung bình tháng năm ngoái. Hiệp hội các hãng xuất khẩu gạo Thái Lan dự đoán giá gạo tham chiếu tại nước này, vốn đã thấp hơn Việt Nam và Ấn Độ, có thể giảm thêm 11%, xuống 350 USD một tấn vào tháng 5.
Tờ Bloomberg dẫn lời Chookiat Ophaswongse - Chủ tịch Hiệp hội các hãng xuất khẩu gạo Thái Lan cho rằng: "Chúng tôi có thể thấy một cuộc chiến giá, nếu Việt Nam giảm giá gạo xuống thấp hơn Thái Lan".
Giá gạo Thái hiện được niêm yết trong khoảng 365-379 USD, thấp hơn Việt Nam (385 USD) và Ấn Độ (420 USD), Chookiat cho biết. Giá gạo dự đoán 350 USD sẽ là thấp nhất kể từ tháng 12/2007.
Phân tích tình hình, TS Phạm Quý Hiệp cũng bày tỏ lo ngại về một cuộc chiến giảm giá để cạnh tranh. Theo ông Hiệp người nông dân thời gian qua vốn đã nản khi tình trạng được mùa mất giá thường xuyên xảy ra. Thêm nữa so sánh công sức bỏ ra để trồng lúa với thành quả thu được là quá ít nên họ cân nhắc tìm con đường khác.
"Trong khi đó chính sách thu mua tạm trữ lại không phát huy được hiệu quả và thực sự Nhà nước cũng không lo xuể khi tình hình giá có nhiều biến động như vậy. Chính vì thế ngành nông nghiệp đang phải tìm cách khác để thu hút người nông dân trở lại với mảnh đất của mình", TS Hiệp cho biết.
Mới đây Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng cho biết trên truyền hình rằng Thái Lan sẽ sẵn sàng bán gạo với bất kỳ giá nào. Trong quý I, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã giảm 20%, xuống 1,2 triệu tấn.
Do vậy Việt Nam cần phải có kế sách để giúp người nông dân sống được là việc phải làm. Theo TS Hiệp, giá là do thị trường quyết định do vậy trước mắt ngành nông nghiệp đang chuyển gấp sang trồng ngô, đậu tương để chế biến thức ăn gia súc. Đây cũng là cách giảm bớt diện tích trồng lúa chuyển sang trồng màu thu hút người dân khai thác mảnh ruộng của mình.
"Một cuộc chiến về giá gạo là có thật. Chính vì thế về lâu dài vẫn cần phải nghiên cứu thêm để một mặt Việt Nam vẫn đảm bảo an ninh lương thực, mặt khác mang lại thu nhập cho người nông dân", TS Hiệp nói.
Có thể bạn quan tâm

Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục tăng và được kéo lên cao nhất trong vòng 2 năm gần đây khi Trung Quốc đẩy mạnh mua vào. Trong khi đó, doanh nghiệp “kêu” gặp khó do không thể cạnh tranh lại, thiếu nguyên liệu thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Đến trang trại của anh Hoàng Văn Công ở thôn Bạch Nao (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên ao từng đàn... vịt giời đang bơi lội thoả thê.

Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) phấn khởi: Năm 2006, chính quyền xã vận động nhân dân thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập. Xã chọn 9 hộ tại thôn Hội Lâm chuyển đổi 2 ha đất trồng mía tại xứ Đồng Cạn sang trồng dưa hấu và bí xanh theo công thức 3 vụ/năm (2 vụ dưa hấu + 1 vụ bí xanh).

Từ bao đời nay, nông dân xã Tân Thủy (Ba Tri - Bến Tre) luôn gắn bó với nghề trồng hoa màu. Trong đó, nhiều nông dân đổi đời nhờ hành tím.

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.