Cung ứng trâu, bò giống những khó khăn ít biết

Khi dịch bệnh xảy ra, hầu hết ý kiến đều cho rằng chất lượng bò giống không đảm bảo, khâu kiểm dịch chưa chặt chẽ song ít ai biết được rằng việc cung ứng lượng lớn bò giống trên địa bàn cũng có rất nhiều khó khăn.
Sau khi ký hợp đồng với Chi nhánh viễn thông quân đội Viettel Điện Biên về việc cung ứng bò giống, Trung tâm Phát triển chăn nuôi đã lựa chọn những con bò đủ tiêu chuẩn tại địa phương. Tuy nhiên, số lượng bò giống tại địa phương đảm bảo tiêu chuẩn (đủ 1 năm tuổi, cân nặng từ 120 – 140kg rất ít), chỉ chiếm 5% trong tổng số 1.300 con bò. 95% số bò còn lại, Trung tâm phải liên hệ ở một số tỉnh có tổng đàn bò lớn như: Nghệ An, Thanh Hóa… để đủ số lượng bò giống phục vụ chương trình. Khi nhập bò từ tỉnh khác vào địa bàn thì khâu kiểm dịch được Trung tâm chú trọng và theo dõi sát sao.
Sau khi nhập về , bò giống được nuôi tập trung tại Trung tâm từ 20 – 30 ngày. Trong thời gian này, bò giống được Trạm Thú ý huyện Điện Biên tiêm 2 mũi vắc xin phòng trừ dịch bệnh, mỗi mũi cách nhau 7 – 10 ngày. Trung tâm phát triển chăn nuôi có trách nhiệm chăm sóc đàn bò đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật để đàn bò không bị giảm sút cân nặng, đồng thời theo dõi diễn biến dịch bệnh.
Ông Bùi Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi cho biết: Mặc dù đã tiến hành kiểm dịch chặt chẽ đảm bảo bò giống giao đến người dân khỏe mạnh, không có mầm bệnh, song vì số lượng bò giống lớn lại cấp trong thời gian ngắn nên khó tránh khỏi sai sót. Trung tuần tháng 5 vừa qua, nhận thông tin phản ánh từ người dân xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) về dịch bệnh lở mồm long móng trong đó có bò của dự án, Trung tâm đã cử cán bộ xuống cùng người dân chữa và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Đến nay, dịch bệnh đã được dập tắt, đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt.
Khi Trung tâm ký hợp đồng với đơn vị cung ứng giống “đầu vào” theo quy định thì đơn vị đó phải nuôi đàn bò một thời gian sau đó Trung tâm với nhập về. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, các đơn vị này không đảm bảo về chế độ dinh dưỡng nên đàn bò gầy, sút cân không đảm bảo tiêu chuẩn. Nhiều trường hợp khi Trung tâm đến nhập bò thì một số con chỉ nặng 70 – 80kg nhưng vì đã ký hợp đồng nên vẫn phải nhận. Sau đó, Trung tâm vừa phải đảm bảo công tác kiểm dịch, vừa phải chăm sóc đàn bò để đạt tiêu chuẩn về cân nặng. Một số lô chưa đạt tiêu chuẩn cân nặng đã phải cấp và khi về địa phương do chưa thích nghi kịp nên bò bị gầy, sức đề kháng kém dễ phát sinh dịch bệnh.
Cùng với đó, tập quán chăn nuôi lạc hậu của người dân cũng là một trong những nguyên nhân khiến bò giống giảm sút về cân nặng, dễ nhiễm, lây lan dịch bệnh. Hiện nay, bò giống hỗ trợ người dân là giống bò lai nên yêu cầu về dinh dưỡng và quy trình chăm sóc rất chặt chẽ. Do đó, mỗi lần cấp bò giống, cán bộ Trung tâm đều tuyên truyền, hướng dẫn người dân thời gian đầu không nên chăn nuôi thả rông cùng đàn bò địa phương, phải chăn nuôi có chuồng trại, chỉ nên cho bò ăn rơm, rạ khô, mỗi bữa cho thêm 0,5kg cám ngô, sắn tạo điều khiện để bò thích nghi dần. Tuy nhiên, bà con vùng cao quan niệm rằng “nuôi bò chỉ cần cho ăn cỏ” nên bò về tới nhà là thả cùng đàn gia súc địa phương. Bò lai khi ăn phải cỏ ướt rất dễ bị tiêu chảy, nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời thì bò bị giảm cân rất nhanh và dễ mắc các bệnh khác. Vì vậy, bò giống cấp vào mùa mưa thường gầy, xấu hơn so với bò giống được cấp vào mùa khô.
Ông Bùi Văn Dũng cho biết thêm: Cung cấp giống vật nuôi, hỗ trợ chuyển đổi giống vật nuôi, góp phần tăng cơ giới đàn gia súc là một chức năng của Trung tâm Phát triển chăn nuôi. Ngoài việc đảm bảo về quy trình kiểm dịch, Trung tâm đã cải tiến trong cách lựa chọn, chăm sóc con giống, đảm bảo bò giống đến tay người dân khỏe mạnh, đảm bảo tiêu chuẩn về độ tuổi và cân nặng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình cấp giống không may xảy ra dịch bệnh hoặc bò bị ốm, Trung tâm sẽ làm hết trách nhiệm của mình trong việc chữa trị và bồi thường nếu bò bị chết.
Có thể bạn quan tâm

Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Đồng Tháp có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn, chính quyền các địa phương và nông dân cũng đã năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hình thành được chuỗi khép kín thông qua mối liên kết “4 nhà”.

Năng suất lúa bình quân đạt 57,3 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng tăng 1,1%; so với năm 2013. Cây bắp năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. So với kế hoạch, năng suất tăng 3,4%, sản lượng tăng 2,1%. Các loại cây trồng ngắn ngày, cây chủ lực như mía và mì đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nguyên liệu không ổn định. “Mỗi khi nguồn hàng khan hiếm, ngoài việc phải cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty phải tổ chức đi mua ở các tỉnh lân cận mới đủ hàng sản xuất, nên chi phí đầu vào đội lên”-ông Quỳnh than.

Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Tân An, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi), một trong 6 cơ sở được tỉnh duyệt đủ tiêu chuẩn đóng mới, thời điểm này khá nhộn nhịp. Chỉ vào đôi tàu có công suất gần 600CV vừa hoàn thành đóng mới và đã làm lễ hạ thủy, ông Cao Minh Êm, thôn Tân An vui mừng, bảo: “Con tàu cứng cáp lắm.