Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Củng Cố Công Tác Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra

Củng Cố Công Tác Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra
Ngày đăng: 03/06/2013

Theo quy hoạch, giai đoạn năm 2009-2015 diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 2.550ha thuộc 11/12 huyện, thị, thành phố với sản lượng đạt 383.000 tấn và năm 2020, diện tích nuôi là 2.700ha với sản lượng 400.000 tấn. Năm 2012, tổng diện tích thả nuôi cá tra thương phẩm là 1.943ha với hệ số quay vòng 1,2 vòng/năm. So với chỉ tiêu quy hoạch năm 2015 đạt 76,19%.

Số hộ nuôi cá tra đã giảm dần qua các năm, chủ yếu là các hộ nuôi nhỏ lẻ, ngoài vùng quy hoạch. Năm 2009, toàn tỉnh có 712 hộ nuôi, đến năm năm 2011 giảm còn 419 hộ nuôi cá tra. Năm 2012 có tổng số hộ nuôi là 428, tập trung nhiều nhất ở huyện Châu Thành 105 hộ, kế đến là Thanh Bình 105 hộ, thấp nhất là huyện Hồng Ngự. Quy mô diện tích lớn hơn 1ha có 105 hộ, chiếm 24,53% tổng số hộ sản xuất cá tra toàn tỉnh.

Về khả năng liên kết dọc toàn tỉnh, hiện có 84,2% các hộ nuôi có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và 87,5% hộ nuôi có liên kết với các nhà máy chế biến thức ăn hoặc đại lý cung ứng thức ăn thủy sản. Đối với vùng nuôi thuộc các doanh nghiệp với diện tích ao nuôi là 1.124ha, chiếm 64,5% diện tích nuôi của tỉnh. Trong đó, các doanh nghiệp có vùng nuôi lớn là Công ty TNHH Hùng Cá, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Đồng Tâm, Công ty Tô Châu, Công ty Hoàng Long.

Theo đánh giá, hầu hết các địa phương chưa khai thác hết chỉ tiêu quy hoạch, một số vùng quy hoạch chưa được đầu tư khai thác, trong khi đó phát sinh một số diện tích đào mới thuộc vùng nội đồng Tháp Mười, các cụm, tuyến dân cư vẫn tiếp tục duy trì nuôi. Toàn tỉnh có 8 huyện, thị, thành phố có diện tích nuôi cá tra thương phẩm ngoài vùng quy hoạch, với tổng diện tích là 451ha. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại các huyện: Tân Hồng 103ha, Tam Nông 198ha, huyện Cao Lãnh 63ha, Thanh Bình 46ha.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, để không phát sinh các trường hợp nuôi cá tra ngoài vùng quy hoạch, Sở đã yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý quy hoạch, công bố quy hoạch chi tiết cho các hộ dân biết và thực hiện. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vùng quy hoạch nuôi cá tra, nhất là các trường hợp nuôi cá tra gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện việc cam kết bảo vệ môi trường hoặc vận động chuyển sang nuôi thủy sản khác ít gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, Sở đã đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung vùng quy hoạch cho các địa phương theo hướng ổn định diện tích nuôi và sản xuất bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Trồng nấm bào ngư, linh chi từ mạt cưa Trồng nấm bào ngư, linh chi từ mạt cưa

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học- Công nghệ) vừa chuyển giao kỹ thuật trồng nấm bào ngư và nấm linh chi cho nông dân với nguyên liệu chính sản xuất phôi nấm từ mạt cưa. Mô hình đã tạo sự quan tâm của rất nhiều nông dân, bởi ít tốn công và chi phí đầu tư.

31/07/2015
Thừa khoai lang xuất khẩu Thừa khoai lang xuất khẩu

Thời gian gần đây giá khoai lang xuất khẩu ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… liên tục giảm khiến hàng loạt hộ bị lỗ.

31/07/2015
Cây đậu tương trên đất Hồng Minh (Thái Bình) Cây đậu tương trên đất Hồng Minh (Thái Bình)

Những năm qua, nhờ phát triển diện tích cây màu mà đời sống của người dân xã Hồng Minh (Hưng Hà - Thái Bình) được nâng lên rõ rệt. Trong đó, phải kể đến những giá trị và hiệu quả mà cây đậu tương mang lại cho vùng đất này.

31/07/2015
Nguy cơ bùng phát bệnh trắng lá mía Nguy cơ bùng phát bệnh trắng lá mía

Vừa bước vào niên vụ mía 2015 - 2016, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có 150ha mía bị bệnh trắng lá. Người trồng mía đang lo ngại nếu trời mưa xuống khả năng bệnh trắng lá mía sẽ bùng phát trở lại.

31/07/2015
Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất đậu phụng ở Cát Tài (Bình Định) Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất đậu phụng ở Cát Tài (Bình Định)

Vụ Hè Thu 2015, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định và Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, nông dân xã Cát Tài (Phù Cát) tiếp tục thực hiện mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn sản xuất đậu phụng với hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm, diện tích 30 ha, bằng giống đậu L14; Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Tất Thắng (ở tỉnh Đắk Nông) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

31/07/2015