Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cúm Gia Cầm Lên Mức Báo Động Đỏ

Cúm Gia Cầm Lên Mức Báo Động Đỏ
Ngày đăng: 20/02/2014

"Tình hình dịch cúm gia cầm hiện nay đang rất nguy hiểm bởi nguy cơ xâm nhập virus cúm A/H7N9 từ Trung Quốc vào Việt Nam là rất cao, còn trong nước, dịch cúm gia cầm H5N1 chưa lên đến đỉnh".

Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 18/2.

Chặn cúm A/H7N9 từ biên giới

Mối lo ngại về tình hình virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam qua biên giới phía Bắc ngày càng gia tăng khi chính đại diện Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO) vừa gửi thư cảnh báo tới Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát. Tại hội nghị trực tuyến, nhiều tỉnh giáp biên giới thông báo đã lên kế hoạch ứng phó với chủng virus nguy hiểm này ở mức "báo động đỏ".

Ông Lý Vinh Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, toàn tỉnh có đường biên giới dài 231km giáp Trung Quốc với nhiều đường mòn, lối tắt nên hoạt động buôn lậu gia cầm qua biên giới diễn biến phức tạp. Để ngăn virus cúm A/H7N9 xâm nhập, Lạng Sơn đã chỉ đạo các lực lượng chức năng kiểm soát chặt ngay từ biên giới, nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, tặng, cho gia cầm qua đường mòn, lối mở và đường chính ngạch cửa khẩu...

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, ngoài nỗ lực dập tắt ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đang bùng phát tại 4 xã với hơn 7.000 con gia cầm bị chết, toàn tỉnh còn phải lo đối phó với nguy cơ xâm nhập virus cúm A/H7N9 từ Trung Quốc qua đường biên giới dài hơn 200km. Trước mắt, tỉnh đã xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp với chủng virus này, đề ra giải pháp cụ thể cho cả 4 tình huống khẩn xảy ra. Đồng thời, thành lập các khu cách ly để xử lý gọn nếu dịch lây lan.

Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương cần quan tâm nhiều hơn tới cúm A/H7N9 bởi chủng virus này không có biểu hiện lâm sàng, chỉ có thể phát hiện bằng xét nghiệm. Theo đó, các tỉnh biên giới phía Bắc cần siết chặt kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, lập "vành đai an toàn" cho cả nước.

Ngăn cúm A/H5N1 lây lan

Trong khi virus cúm A/H7N9 ngày càng đáng lo ngại thì tình hình dịch cúm A/H5N1 trong nước vẫn có xu hướng gia tăng. Tính đến hết ngày 18/2, cả nước có 49 ổ dịch tại 14 tỉnh với tổng số 51.880 con gia cầm mắc bệnh (gần tương đương so với cả năm 2013).

Tại hội nghị, hầu hết các địa phương đang có dịch cúm H5N1 đều thể hiện rõ sự quyết tâm trong công tác phòng chống dịch như tập trung bao vây ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vaccine trong vùng dịch và vùng lân cận… Bà Mai Hoan Niê K'dăm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắk cho biết, tỉnh đã chỉ đạo nếu địa phương nào không làm tốt công tác tuyên truyền, để xảy ra dịch phải chịu trách nhiệm và không được nhận sự hỗ trợ của tỉnh.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, công khai tình hình dịch bệnh để người dân nắm bắt và hợp tác trong công tác phòng chống với phương châm "phòng là chính, dân là chính, cơ sở là chính".

Nhận định tình hình đang ở mức nghiêm trọng, tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đề nghị các bộ, ngành, địa phương chưa ban hành kế hoạch hành động ứng phó với các chủng virus cúm gia cầm cần ban hành ngay trong tháng 2. Đồng thời yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và UBND các tỉnh rà soát toàn bộ các chợ, kiên quyết làm tốt công tác tiêu độc, khử trùng và phân tách địa điểm bán gia cầm sống. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu trước hết phải khống chế được dịch cúm H5N1, kiên quyết không để dịch lây lan sang người.

Trong 2 tháng đầu năm 2014, Bộ NN&PTNT đã cấp 4,5 triệu liều vaccine cúm gia cầm H5N1 cho các địa phương để tiêm phòng bao vây khẩn cấp các ổ dịch.


Có thể bạn quan tâm

Hỗ Trợ Lãi Suất Cho Khách Hàng Mua Máy Nông Nghiệp Hỗ Trợ Lãi Suất Cho Khách Hàng Mua Máy Nông Nghiệp

Ngày 7-10, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Lễ ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cho vay vốn đối với khách hàng mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

09/10/2014
Toàn Tỉnh Có 17 Nghìn Ha Cây Ăn Quả Toàn Tỉnh Có 17 Nghìn Ha Cây Ăn Quả

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, diện tích một số loại cây ăn quả kém hiệu quả trên địa bàn đang có xu hướng giảm. Đơn cử như cây vải, hiện chỉ còn khoảng 4.000 ha, giảm 15-20% diện tích so với 5 năm trước. Diện tích một số cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao như nhãn, na, chuối, táo tăng lên do thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm ngày càng được mở rộng, đặc biệt là chuối. Riêng 9 tháng của năm nay, nông dân trong tỉnh đã trồng được 83ha chuối.

09/10/2014
10 Năm Hoa Hậu Bò Sữa Mộc Châu 10 Năm Hoa Hậu Bò Sữa Mộc Châu

Ông Trần Công Chiến, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu chính là người khởi xướng và dày công vun đắp cho cuộc thi. Thủa ban đầu, với tên gọi “Bò sữa điển hình chất lượng cao”, cuộc thi diễn ra tương đối đơn điệu.

09/10/2014
Nhãn Bến Tre Đủ Điều Kiện Xuất Sang Mỹ Nhãn Bến Tre Đủ Điều Kiện Xuất Sang Mỹ

Ngày 8.10, ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre, cho biết Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) vừa có chuyến khảo sát vùng trồng nhãn xã Tam Hiệp, H.Bình Đại.

09/10/2014
Quảng Ngãi Đầu Tư Hơn 6.000 Tỉ Đồng Phát Triển Thủy Sản Quảng Ngãi Đầu Tư Hơn 6.000 Tỉ Đồng Phát Triển Thủy Sản

Theo đó, giai đoạn 2014 - 2016, từ nguồn vốn tín dụng, vốn ngân sách T.Ư, địa phương và vốn huy động khác, Quảng Ngãi đầu tư hơn 6.000 tỉ đồng để phát triển thủy sản. Trong đó, đầu tư hơn 2.434 tỉ đồng xây dựng 6 dự án hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão...

09/10/2014